Viêm nha chu là một bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành, nguyên nhân chính xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng kém. Vậy bị nha chu có bọc răng sứ được không. Hãy cùng DR DEE tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu (còn gọi là nha chu) là tình trạng viêm nhiễm xung quanh chân răng, làm ảnh hưởng đến nướu, lợi và xương ổ răng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do các vi khuẩn gây hại trong miệng, kết hợp với các yếu tố như chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, hút thuốc lá,…Khi bị viêm nha chu, răng miệng sẽ có các triệu chứng sau:
- Nướu sưng, đỏ, chảy máu khi chải răng hoặc ăn nhai.
- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
- Răng bị lỏng lẻo, cách xa nhau, lung lay hoặc rụng.
- Đau nhức, khó chịu khi ăn uống.
- Có thể xuất hiện các mủ, áp xe ở nướu hoặc xương ổ răng.
- Mất răng
- Nhiễm trùng xương ổ răng, gây đau nhức, sưng tấy, hủy hoại xương.
- Nhiễm trùng huyết, gây sốt, mệt mỏi, đau đầu, tim đập nhanh…
- Ảnh hưởng đến tim mạch, gây viêm nhiễm cơ tim, động mạch, huyết khối…
- Ảnh hưởng đến đường huyết, gây khó kiểm soát đường huyết, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Bị nha chu có bọc răng sứ được không?
Bị nha chu có bọc răng sứ được không? Câu trả lời là bị nha chu Không bọc răng sứ được. Bởi nếu răng bị viêm nha chu, nướu sẽ bị tụt khỏi chân răng, gây lỏng lẻo và không giữ răng được, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.
Do đó, điều kiện đủ để bọc răng sứ đó là răng không bị viêm nhiễm hay mắc các bệnh lý nào.
Phương pháp điều trị viêm nha chu
Tùy vào tình trạng viêm nhiễm của bệnh nha chu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị viêm nha chu đó là: Điều trị khẩn cấp, điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật.
Điều trị khẩn cấp
Nếu tình trạng viêm nha chu của bạn đã hình thành ổ mủ áp xe răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khẩn cấp. Phương pháp này sẽ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc sự can thiệp của kỹ thuật nha khoa để điều trị.
Điều trị phẫu thuật
Nếu tình trạng viêm nha chu ở mức độ nặng thì cần phải phẫu thuật lấy ổ viêm. Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra nhanh chóng và không gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Điều trị không phẫu thuật
Nếu tình trạng viêm nha chu ở mức độ nhẹ, vi khuẩn chưa lấn sâu vào vùng chân răng thì sẽ không cần phẫu thuật. Phương án điều trị này sẽ diễn ra theo thứ tự sau: cạo vôi răng – láng gốc răng (root planting) – dùng thuốc kháng sinh.
Lưu ý trước khi bọc răng sứ
Trước khi bọc răng sứ, để đảm bảo mang lại kết quả an toàn thì bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt nhằm duy trì sức khỏe và giúp răng sứ được bền chắc hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến thói quen ăn uống để kéo dài tuổi thọ của răng, hạn chế tình trạng hư hỏng răng.
- Đảm bảo răng không bị nhạy cảm, bởi bọc răng sứ sẽ cần phải mài răng tạo cùi. Nếu răng bị nhạy cảm bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt và khó chịu, khiến cho bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đảm bảo không mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, máu khó đông. Bởi bọc răng sứ sẽ cần gây tê, mài răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nên dùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây nhằm làm sạch răng miệng. Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều đường, nước ngọt có gas và đồ uống có cồn.
- Bạn cũng nên hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai kẹo cao su trước khi bọc răng sứ bởi những thói quen này có thể làm ảnh hưởng đến các răng sứ sau khi bọc. Việc tập hạn chế dần các thói quen xấu giúp bạn dễ thích nghi hơn sau khi mới bọc răng sứ.
Kết luận
Bị nha chu có bọc răng sứ được không? Đã có câu trả lời rõ ràng trong bài viết trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về bệnh nha chu và bọc răng sứ. Nếu bạn cần thêm tư vấn hoặc muốn bọc răng sứ, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0829522122 hoặc địa chỉ 143 P. Tôn Đức Thắng, Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn với dịch vụ bọc răng sứ chất lượng, uy tín và giá cả hợp lý.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar