Phương pháp vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa được rất nhiều chuyên gia y khoa khuyên dùng. Không những ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng mà còn giúp loại bỏ đáng kể mảng bám và vi khuẩn có hại. Trên thực tế, việc dùng chỉ nha khoa có tốt không? Sử dụng chỉ nha khoa như thế nào cho đúng cách? Cùng tham khảo ngay những chia sẻ bổ ích trong bài viết dưới đây!
Nội Dung
Dùng chỉ nha khoa có tốt không?
Làm sạch răng miệng là thói quen tốt mà bạn nên duy trì mỗi ngày. Ngoài việc sử dụng các phương pháp vệ sinh thông thường, bạn nên kết hợp thêm phương pháp dùng chỉ nha khoa để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng tối ưu.
Dùng chỉ nha khoa có tác dụng gì?
Sử dụng chỉ nha khoa được xem là phương pháp làm sạch răng miệng hiệu quả, được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng. Với cấu trúc mềm, dẻo dai, chỉ nha khoa có thể len lỏi vào từng kẽ răng để loại bỏ mảng bám thừa và các loại vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy mà tình trạng răng nướu luôn được khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ viêm nướu hay các bệnh liên quan đến răng miệng khác.
Dùng chỉ nha khoa có tốt cho vệ sinh răng miệng không?
Tác dụng làm sạch mà chỉ nha khoa đem lại hoàn toàn không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến. Thay vào đó, nhiều người lại ưu tiên lựa chọn nước súc miệng hoặc đánh răng bằng bàn chải thông thường vì tính tiện lợi và tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Song, nếu sử dụng lâu dài thì đây không phải là giải pháp tốt nhất khi chăm sóc răng miệng.
Hiệu quả chăm sóc răng miệng bằng chỉ nha khoa đã được rất nhiều chuyên gia chứng minh và khuyên dùng. Không những làm sạch được mảng bám, loại bỏ vi khuẩn tối ưu ở kẽ răng mà còn giảm thiểu tối đa tình trạng gây tổn thương nướu. Mỗi phương pháp vệ sinh răng miệng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa cùng với các phương pháp làm sạch khác để răng miệng lúc nào cũng ở trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp phát huy tối đa công dụng của chỉ nha khoa. Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách như sau:
Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách
- Dùng một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm rồi cuộn chặt vào hai đầu ngón tay trỏ
- Kéo căng hai đầu đoạn dây và để lại khoảng dây ở giữa từ 3-5cm
- Dùng 2 ngón tay cái để giữ chỉ nha khoa và nhẹ nhàng đưa chỉ len lỏi vào sâu các kẽ răng. Đẩy nhẹ nhàng lên xuống để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, tránh làm tổn thương đến nướu
- Uốn sợi chỉ vòng theo chân răng và di chuyển liên tục cho tới khi không còn thấy mảng bám thức ăn thừa còn lại. Không nên đè quá mạnh vì rất dễ khiến nướu bị chảy máu
- Sau khi vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa xong thì nên súc miệng bằng nước muối để rửa trôi các vi khuẩn có trong khoang miệng
Một số lưu ý khi sử dụng
Ngoài việc sử dụng đúng cách, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề, bao gồm:
- Không dùng lực quá mạnh vì vùng nướu rất dễ bị tổn thương. Mọi thao tác cần thực hiện hết sức khéo léo, nhẹ nhàng
- Mỗi vị trí răng khác nhau cần dùng một đoạn chỉ nha khoa khác nhau. Không nên dùng quá tiết kiệm, tránh dùng chỉ đã bị trầy xước
- Tuyệt đối không tái sử dụng chỉ nha khoa cho lần vệ sinh răng miệng tiếp theo
- Đối với trẻ nhỏ, không nên để trẻ tự làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa. Tốt nhất, bạn nên ở cạnh để hướng dẫn bé thực hiện các thao tác làm sạch bằng chỉ nha khoa chính xác nhất
- Không dùng chỉ nha khoa thay thế cho các phương pháp làm sạch răng miệng như đánh răng, nước súc miệng hay vệ sinh lưỡi. Nên kết hợp các phương pháp này lại với nhau để hiệu quả vệ sinh răng miệng tối ưu
- Nên đánh răng trước rồi sử dụng chỉ nha khoa, sau đó súc miệng lại với nước sạch. Việc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại. Đồng thời đẩy Fluoride có trong kem đánh răng len lỏi vào các kẽ răng
Những lợi ích tuyệt vời mà chỉ nha khoa đem lại đã được nghiên cứu và chứng minh trên nhiều bệnh nhân. Nếu bạn còn đang thắc mắc về phương pháp dùng chỉ nha khoa có tốt không? Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia Dr Dee để được tư vấn và hướng dẫn bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar