Răng của bạn đang đang bị hô lợi và bạn đang muốn khắc phục tình trạng này? Bạn đang băn khoăn không biết hô lợi có niềng răng được không? Có hiệu quả không? Hãy cùng DR DEE tìm lời giải đáp ngay trong bài viết này. 

Răng hô hàm (hô lợi) là như thế nào? Nhận biết hô hàm và hô răng 

Hô hàm (hoặc còn gọi là hô lợi) là tình trạng mà răng ở phần trên của hàm phát triển nhanh hơn so với răng ở phần dưới hoặc cả hai hàm trên và dưới đều phát triển quá mức so với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt gây tình trạng cười hở lợi. Nếu nhìn từ góc nghiêng, khuôn miệng của bệnh nhân hô lợi nhô ra phía trước hơn so với của trán, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. 

Hô răng là tình trạng khi răng mọc không đúng vị trí hoặc răng quá lớn so với phần còn lại của hàm. Điều này gây ra tình trạng một hoặc vài chiếc răng trông nhô ra phía trước hơn so với các răng khác. Ngoài ra, hiện tượng mảng nướu bao phủ chân răng không đều và cung hàm trên hẹp vào bên trong làm cho tình trạng hô răng trở nên rõ ràng hơn. 

Nhìn chung, sự khác biệt giữa hô răng và hô hàm khi nhìn bằng mắt thường thường không rõ ràng. Để biết được tình trạng hô của mình thuộc loại nào một cách chính xác nhất, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ nha khoa kết hợp với kỹ thuật chụp X-quang răng (nếu cần).   

Nguyên nhân khiến răng bị hô hàm 

Răng bị hô hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có: 

  • Di truyền: đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 70% nguyên nhân khiến răng bị hô hàm. Nếu cha mẹ hay ông bà của bạn bị hô hàm, khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải tình trạng này. 
  • Thói quen xấu từ nhỏ: những thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, dùng ti giả, ngậm ngón tay… có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và răng, khiến hàm bị hô ra ngoài. 
  • Chấn thương vùng mặt: là nguyên nhân hiếm gặp nhưng cũng có thể gây ra răng hô hàm. Những chấn thương do tai nạn, đánh nhau, ngã… sẽ làm cho xương hàm bị lệch hay bị dồn lên, từ đó làm cho răng cửa bị nhô ra ngoài. 

Hô lợi có niềng răng được không? Có hiệu quả không? 

Hô lợi có niềng răng được không? Có hiệu quả không? Câu trả lời là Không hiệu quả. Điều này là bởi, niềng chỉ có tác động nắn chỉnh, dịch chuyển các răng mọc sai lệch về đúng vị trí mong muốn. Còn trong trường hợp hô do xương hàm, việc phẫu thuật hàm là cần thiết để điều chỉnh cấu trúc xương hàm về đúng vị trí thẩm mỹ. 

Nếu hô lợi xuất phát từ cả răng và hàm, thì việc kết hợp phẫu thuật và niềng răng mới là cách tốt nhất để khắc phục triệt để tình trạng này. Nếu chỉ điều trị bằng một trong hai phương pháp kể trên sẽ chỉ giải quyết một phần vấn đề mà không đảm bảo khắc phục hoàn toàn tình trạng hô, mất thẩm mỹ khuôn mặt. 

Cách giảm hô hàm 

Nếu muốn giảm hô hàm tại nhà một cách đơn giản, bạn có thể áp dụng bài tập dùng lực tay đẩy. Phương pháp này phù hợp cho những bạn đang trong độ tuổi phát triển răng để điều chỉnh khắc phục dần dần hàng ngày. Cách thực hiện bài tập dùng lực tay đẩy như sau: 

  • Bước 1: Sử dụng 2 ngón tay cái và ngón trỏ để đặt lên bề mặt ngoài của răng. 
  • Bước 2: Dùng hai ngón tay đẩy răng nhẹ từng nhịp vào trong một cách nhẹ nhàng và đều đặn. 

Một lần nữa, DR DEE lưu ý rằng phương pháp này chỉ có tác dụng giảm hô hàm tốt nhất khi bạn vừa thay răng mới và hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng của bạn. Lưu ý, tránh tác động quá mạnh khi thực hiện bài tập để không gây hại cho răng và xương hàm của bạn. 

Lời kết 

Hô lợi hay hô hàm là một tình trạng răng miệng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của một người nếu mắc phải. Trên thực tế, việc niềng răng cho người hô hàm thường không hiệu quả do phương pháp này chỉ tác động đến việc nắn chỉnh răng về đúng vị trí, còn hàm bị lệch thì hầu như không có tác dụng. Do đó, nếu bạn đang bị hô hàm, việc phẫu thuật là cần thiết để khắc phục triệt để tình trạng này. 

Trên đây, DR DEE đã giải đáp cho bạn biết được “Hô lợi có niềng răng được không? Có hiệu quả không?” và những thông tin hữu ích liên quan xung quanh chúng. Hy vọng rằng, bạn đã có được những kiến thức cần thiết cho dự định chỉnh nha sắp tới của mình. Chúc bạn sớm có nụ cười đẹp! 

 

DMCA.com Protection Status