Làm răng sứ là một trong những giải pháp thẩm mỹ răng được nhiều người lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm về hình dạng, màu sắc hay chức năng của răng nhằm giúp có một nụ cười hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, làm răng sứ có ảnh hưởng gì không? Liệu bọc răng sứ có gây ra những tác hại nào cho sức khỏe răng miệng và cơ thể? Hãy cùng DR DEE tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung
Làm răng sứ có ảnh hưởng gì không?
Làm răng sứ có ảnh hưởng gì không? Làm răng sứ không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và mô mềm trong miệng của bạn. Quá trình này chỉ thực hiện trên bề mặt ngoài của men răng và không gây nguy hại cho bạn.
Ngược lại, khi bọc răng sứ đúng kỹ thuật, nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Chẳng hạn như, răng sứ có màu sắc tương tự như răng thật, giúp cải thiện màu sắc và độ đều màu của răng. Chức năng ăn nhai sẽ được phục hồi và có thể tốt hơn, không làm mất cảm giác khi ăn. Ngoài ra, răng sứ cũng có độ bền cao, có thể tồn tại trong môi trường miệng trong hàng chục năm năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Đặc biệt, việc bọc răng sứ bên ngoài giúp bảo vệ răng thật khỏi mảng bám và vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
Tác hại của bọc răng sứ
Răng ê buốt, khó chịu
Hiện tượng răng ê buốt, khó chịu xảy ra khi ngòi cùi xâm lấn quá nhiều vào phần răng thật khi mài răng. Điều này gây lộ ngà răng và làm răng nhạy cảm với các món ăn lạnh và nóng.
Gây chết tủy
Nếu kỹ thuật mài răng của bác sĩ không tốt, điều này có thể làm tổn thương đến tủy răng, thậm chí gây chết tủy và hư hỏng răng vĩnh viễn.
Viêm nướu
Nhiều bệnh nhân sau khi bọc sứ có cảm giác cộm cấn, không thoải mái do tỷ lệ mài răng không chuẩn xác, dẫn đến sưng lợi, viêm nướu gây đau nhức.
Ngoài ra, bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với kim loại có khả năng kích ứng và viêm nhiễm vùng chân răng nếu sử dụng bọc răng sứ từ kim loại.
Lệch khớp cắn: Nếu bọc răng sứ không đúng kích thước và hình dạng phù hợp với hàm răng, có thể gây ra lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng nhai và gây đau nhức khớp quai hàm.
Đen cổ chân răng và viền nướu
Hiện tượng đen cổ chân răng thông thường xảy ra với những người bọc răng sứ kim loại. Theo thời gian, kim loại trong mão răng bị oxy hoá, tạo màu đen ở viền răng gây mất thẩm mỹ cho nụ cười.
Cần lưu ý gì khi làm răng sứ
Khi bạn quyết định làm răng sứ, có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn:
- Tìm hiểu kỹ về chất liệu răng sứ: Trước khi tiến hành làm răng sứ, bạn nên tìm hiểu về các loại chất liệu khác nhau như răng toàn sứ, kim loại thường, kim loại quý, titan. Lựa chọn chất liệu phù hợp và cao cấp sẽ đảm bảo rằng răng sứ của bạn sẽ bền đẹp và an toàn cho sức khỏe răng miệng.
- Giữ gìn sức khỏe răng miệng: Điều này giúp tránh các vấn đề răng miệng và tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong quá trình làm răng sứ. Trái lại, nếu đang mắc bệnh về răng miệng, bạn cần phải điều trị dứt điểm trước khi bọc sứ. Điều này dẫn đến tốn không ít thời gian và chi phí. Hãy duy trì chăm sóc răng miệng hàng ngày, bao gồm chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và thăm bác sĩ thường xuyên.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Trong quá trình làm răng sứ, việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp quá trình bọc răng của bạn trở nên suôn sẻ, an toàn và tránh được những tác dụng phụ không đáng có.
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín: Cuối cùng, bạn hãy chọn một cơ sở nha khoa uy tín và có bác sĩ có chuyên môn cao. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tư vấn và thực hiện phục hình phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Đồng thời, họ sẽ đảm bảo rằng răng sứ được sử dụng có chất liệu an toàn để bảo vệ sức khỏe hàm răng của bạn, tránh những biến chứng không đáng có của việc bọc răng.
Làm răng sứ có thể mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và tự tin hơn, nhưng cũng có thể gây ra những tác hại không mong muốn nếu không được thực hiện đúng cách và chăm sóc tốt. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của DR DEE trong bài viết “Làm răng sứ có ảnh hưởng gì không? 5 tác hại bọc răng sứ bạn nên biết”, bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho dự định bọc răng sứ của mình.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar