Nang chân răng là một bệnh lý nhiễm trùng trong khoang miệng, thường phát triển từ nhiễm trùng chân răng. Nang chân răng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, như tiêu xương, gãy xương hàm, mất răng, nhiễm trùng… Vậy nang chân răng là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị nang chân răng như thế nào?  

Bài viết sau đây của DR DEE sẽ giúp bạn giải đáp A-Z những thắc mắc này. 

Nang chân răng là gì? 

Nang chân răng là một dạng nang biểu mô xương hàm thường xuất hiện do nhiễm trùng chân răng. Quá trình này bắt đầu từ một răng sâu hoặc tủy răng bị tổn thương, khi đó độc tố được giải phóng tại chóp răng, gây viêm quanh khu vực này.  

Viêm nang kích thích sự tổn thương của tế bào biểu mô Malassez, một loại tế bào ở dây chằng quanh răng. Điều này dẫn đến việc hình thành nang chân răng, có thể bị viêm hoặc không. Những nang này thường gây áp lực đè lên xương và có thể giải phóng độc tố, gây tiêu xương hàm xung quanh. 

Nang chân răng thường thấy nhất ở xương hàm, đặc biệt là ở hàm trên hơn là hàm dưới. Vị trí phổ biến nhất của nang chân răng là ở vùng răng cửa hàm trên. Khi nang phát triển và lớn lên, xương hàm bị huỷ hoại dẫn đến hình thành hốc lớn bên trong. Hốc này chỉ chứa nước nhưng không còn xương. Điều này dẫn đến việc xương hàm trở nên mỏng dần và dễ gãy. 

Nang chân răng có dễ phát hiện không? 

Nang chân răng thường khá khó phát hiện do diễn tiến của bệnh khá âm thầm và không xuất hiện triệu chứng hoặc đau nhức rõ ràng ngay từ đầu. Dù tiến triển âm thầm, nhưng hậu quả với sức khoẻ răng miệng của nang chân răng là rất nghiêm trọng. 

Khi nang chân răng phát triển mạnh và phát sinh triệu chứng sưng to xương hàm, nhiễm trùng gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn, chảy mủ, sưng to vùng xương hàm, và nguy cơ mất răng là rất cao.  

Nang chân răng có nguy hiểm không? 

Nang chân răng có nguy hiểm không? Nang chân răng gây nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Khi nang răng tiến triển lâu ngày mà không có biện pháp khắc phục, nó có thể gây phá hủy mô quanh chóp răng và tiêu xương, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. 

Nang răng có thể phá hủy tế bào mô quanh chóp răng: Nang chân răng phát triển lâu ngày khiến chóp răng bị tổn thương, viêm nhiễm có thể lan vào bên trong tủy chân răng, gây phá hủy từ bên trong và có thể dẫn đến chết tuỷ răng. 

Nang răng cũng có thể gây tiêu xương tại chỗ và ảnh hưởng đến xương răng lân cận: Nếu không được can thiệp kịp thời, nang răng phát triển có thể dẫn đến mất răng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng khác. 

Nang răng còn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tự nhiên của hàm: Khi xương hàm bị tiêu, khả năng nhai bị hạn chế, và sự biến dạng của khuôn mặt có thể xảy ra. 

Cách điều trị nang chân răng  

Để điều trị nang chân răng một cách hiệu quả, quá trình này thường bắt đầu bằng việc thăm khám răng miệng và chụp X-quang răng để đánh giá tình trạng tổng quan. Dựa trên các thông tin thu thập, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phôt biến: 

  • Nang chân răng lớn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng: Trong trường hợp nang chân răng phát triển mạnh, các răng bị lung lay nhiều hoặc xương hàm bị tiêu quá 1/3 chân răng, bác sĩ có thể quyết định nhổ bỏ răng bị ảnh hưởng và loại bỏ vỏ nang. 
  • Nang chân răng nhỏ và xương hàm còn đủ vững chắc: Nếu tình trạng nang chân răng không quá nghiêm trọng và dự kiến không phải cắt quá 1/3 chân răng thì bác sĩ lựa chọn phương án bảo tồn răng đó. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng, hàn ống tủy, cắt cuống răng và loại bỏ vỏ nang răng. 
  • Nang xương hàm trên hoặc dưới: Đối với nang chân răng lớn ở vị trí xương hàm trên gây phá huỷ vùng xoang hàm, bác sĩ sẽ tiến hành phải lấy bỏ nang và niêm mạc xoang đồng thời tiến hành mở dẫn lưu ngách mũi dưới cùng bên. Trong trường hợp nang chân răng dưới, bác sĩ, bên cạnh việc bỏ nang, bác  sĩ sẽ xác định mức độ vững chắc của xương hàm để đưa ra chỉ định nẹp tăng cường để tránh gãy xương hàm. 
  • Xử lý khuyết hổng xương: Sau khi loại bỏ nang chân răng, việc xử lý khuyết hổng xương rất quan trọng. Nếu lỗ khuyết hổng xương nhỏ, cơ thể thường tự bù đắp bằng tổ chức xơ hoặc biểu mô hóa. Trong trường hợp lỗ khuyết hổng lớn, bác sĩ có thể sử dụng các vật liệu tự thân hoặc nhân tạo để trám bít. Đối với việc trám bít sau khi loại bỏ răng, trồng răng implant là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sự ổn định của xương hàm và duy trì chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ khuôn mặt. 

Nang chân răng có tái phát không? 

Nang chân răng có tái phát không? Câu trả lời là Có, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra. Thông thường, tái phát sẽ xảy ra khi nạo sót nang khi phẫu thuật. Do đó, việc lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, có kinh nghiệm xử lý nhiều ca nang chân răng khó là điều cực kỳ quan trọng để dứt điểm bệnh và phòng tránh tái phát. 

Nang chân răng là một bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể nếu không khắc phục kịp thời. Hy vọng qua bài viết “Nang chân răng là gì? Có dễ phát hiện không? Nguy hiểm không?” đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho bản thân mình. 

 

 

DMCA.com Protection Status