Nâng xoang trong cấy ghép implant là một kỹ thuật để tạo thêm chiều cao xương trong hàm nhằm tạo điều kiện cho việc cấy ghép implant. Khi mất răng, xương hàm sẽ mất dần do thiếu áp lực từ răng, dẫn đến việc xương hàm giảm độ dày và chiều cao.
Bài viết dưới đây, DR DEE sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về các trường hợp cần nâng xoang hàm, kỹ thuật, quy trình nâng xoang và những nguy cơ có thể xảy ra khi nâng xoang cũng như cách giảm những nguy cơ đó.
Nội Dung
- Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?
- Trường hợp nào cần phải nâng xoang hàm
- Chống chỉ định nâng xoang hàm
- Các kỹ thuật nâng xoang hàm
- Nâng xoang để cấy ghép implant có đau không?
- Quy trình nâng xoang trong cấy ghép implant
- Cấy implant tức thì sau nâng xoang được không?
- Những nguy cơ có thể xảy ra khi nâng xoang
- Cách giảm nguy cơ có thể xảy ra khi nâng xoang
Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?
Nâng xoang trong cấy ghép implant là một kỹ thuật trong nha khoa dùng để bổ sung thêm xương nhân tạo cho hàm trên ở khu vực răng hàm và răng tiền hàm (răng hàm nhỏ). Quá trình nâng xoang được thực hiện bằng cách nâng màng xoang và đặt vật liệu ghép xương vào trong xoang, do đó làm tăng thể tích của xương hàm.
Kỹ thuật nâng xoang thường được thực hiện khi không có đủ xương ở hàm trên để hỗ trợ cấy ghép răng implant do mất răng hàm trên lâu ngày dẫn đến xương hàm trên bị tiêu biến. Nâng xoang giúp xương hàm cao hơn tạo điều kiện cho vít implant đủ chiều dài tối thiểu để các răng có thể chịu được lực ăn nhai.
Nâng xoang trong cấy ghép implant
Trường hợp nào cần phải nâng xoang hàm
Trong cấy ghép implant, không phải ai cũng cần nâng thực hiện nâng xoang. Bác sĩ sẽ chỉ định sau khi thăm khám và chụp X-quang toàn bộ hàm của bạn. Việc nâng xoang thường được chỉ định khi cấy implant ở hàm trên vùng răng hàm (hàm lớn và hàm nhỏ). Bạn sẽ cần phải nâng xoang khi chiều cao xương hàm không đủ để cấy implant thường do các nguyên nhân dưới đây phối kết hợp:
- Do răng viêm nhiễm lâu ngày dẫn đến xương bị tiêu đi, làm giảm chiều cao xương hàm
- Do xoang hàm phát triển mạnh cũng làm cho chiều cao xương hàm bị giảm đi
- Do răng nhổ đi lâu ngày không trồng lại, xoang hàm không có chân răng chống lại nên phát triển xuống làm chiều cao xương hàm bị giảm đi.
Sụt hàm cần phải nâng xoang khi cấy ghép implant
Chống chỉ định nâng xoang hàm
Phương pháp nâng xoang chống chỉ định với những trường hợp:
- Bệnh nhân có bệnh lý viêm xoang, bệnh tim, máu khó đông, các bệnh về hô hấp, suy gan, suy thận …
- Bệnh nhân bị dị ứng với một trong các chất liệu nâng xoang.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có lịch sử ung thư.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Bạn cần trao đổi với bác sĩ về bệnh lý của mình trước khi điều trị nâng xoang để tránh những tình huống xấu xảy ra.
Các kỹ thuật nâng xoang hàm
Nâng xoang trong cấy ghép implant có thể được thực hiện bằng kỹ thuật kỹ thuật nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở. Tùy vào mỗi trường hợp bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp để thực hiện nâng xoang.
Nâng xoang hàm kín (Crestal sinus lift)
Nâng xoang hàm kín là kỹ thuật nâng màng xoang từ đỉnh sống hàm, lỗ nâng xoang trùng với vị trí đặt implant, xương nhân tạo sẽ được bơm qua lỗ này vào trong xoang và implant sẽ được cấy đồng thời trong buổi nâng. Kỹ thuật này hạn chế xâm lấn nên bệnh nhân ít sưng đau. Những trường hợp xoang hàm không tụt quá sâu cũng như lượng xương cần bổ sung nhỏ sẽ thực hiện nâng xoang hàm kín.
Nâng xoang hàm hở (Lateral sinus lift)
Nâng xoang hở là kỹ thuật được thực hiện tại khu vực nướu cạnh răng đã mất. Bác sĩ tạo rạch một vết ở nướu (thường khá lớn và phải bóc tách lớp mô để lộ phần xương hàm) để đưa vật liệu nâng xoang vào. Kỹ thuật này xâm lấn khá cao nên bệnh nhân có thể sưng đau nhiều hơn. Những trường hợp xương hàm quá mỏng hay bị tiêu biến nhiều sẽ thực hiện nâng xoang hở. Với phương pháp này Implant có thể được cấy đồng thời hoặc cấy sau khoảng 4 – 6 tháng, khi xương mới được hình thành.
Nâng xoang để cấy ghép implant có đau không?
Câu trả lời là Không. Điều này là bởi quá trình nâng xoang trong cấy ghép implant thường được thực hiện trong điều kiện vô trùng và có sự can thiệp của thuốc tê do đó không gây đau trong quá trình nâng xoang.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và đau nhẹ trong vòng 1-2 ngày đầu tiên. Triệu chứng này sẽ giảm dần trong vài ngày và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bệnh nhân về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng để quá trình hồi phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bác sĩ thực hiện nâng xoang cho bệnh nhân
Quy trình nâng xoang trong cấy ghép implant
Trước tiên các bác sĩ đều tiến hành thăm khám và chụp X-quang xương hàm để đánh giá tình trạng và lựa chọn quy trình thực hiện nâng xoang. Quy trình nâng xoang trong cấy ghép implant được thực hiện bằng kỹ thuật nâng xoang kín và kỹ thuật nâng xoang hở có sự khác nhau.
Quy trình nâng xoang kín
Quy trình nâng xoang kín được thực hiện theo ba bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở chân răng và đưa nâng xoang lên trên.
- Bước 2: Sau đó, một lượng xương nhân tạo sẽ được đưa vào khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang mới nâng.
- Bước 3: Cấy trụ implant vào vị trí được ghép xương. Sau đó bác sĩ khâu lại lỗ nhỏ bằng chỉ tự tiêu.
Quy trình nâng xoang hở
Quy trình nâng xoang hở được thực hiện theo năm bước sau:
- Bước 1: Sát khuẩn và gây tê.
- Bước 2: Tạo một lỗ lớn ở vùng nướu để tiếp cận đến vùng xoang hàm và nâng màng xoang lên cao.
- Bước 3: Sau đó, bơm một lượng xương nhân tạo vào khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang mới nâng.
- Bước 4: May lại vết cắt và băng bó vết thương.
- Bước 5: Chờ khoảng 6 tháng để xương ghép liền với xương hàm và cấy trụ Implant.
Cấy implant tức thì sau nâng xoang được không?
Việc cấy ghép implant có được thực hiện tức thì sau nâng xoang được không phụ thuộc vào kỹ thuật nâng xoang.
- Đối với kỹ thuật nâng xoang kín, nâng xoang được thực hiện đồng thời với quá trình cấy trụ implant.
- Đối với kỹ thuật nâng xoang hở, sau khi thực hiện nâng xoang, phải chờ khoảng 6 tháng để cho xương ghép liền với xương hàm trước khi cấy ghép implant.
Implant được cấy ngay sau khi nâng xoang hay không phụ thuộc vào kỹ thuật nâng xoang
Những nguy cơ có thể xảy ra khi nâng xoang
Nâng xoang trong cấy ghép implant có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như:
- Màng xoang bị thủng, rách.
- Nhiễm trùng.
- Viêm màng xoang.
- Xương ghép không tích hợp tốt và không đủ cung cấp máu.
- Ngoài ra có thể bị chảy máu, tái phát đau.
Cách giảm nguy cơ có thể xảy ra khi nâng xoang
Để giảm các nguy cơ có thể xảy ra khi nâng xoang, trước khi phẫu thuật bạn cần điều trị tất cả các bệnh lý về răng miệng. Bạn cần lựa chọn các cơ sở có đầy đủ trang thiết bị và các bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh các nguy cơ xấu xảy ra.
Sau phẫu thuật, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ cũng như uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ đã kê. Và bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về nâng xoang trong cấy ghép implant. Quá trình này có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên cũng có những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Để an toàn nhất khi nâng xoang để cấy ghép Implant, bạn nên chọn Nha khoa uy tín như DR DEE để điều trị cho bạn. Các bác sĩ sẽ đánh giá và chẩn đoán đúng tình trạng xương hàm cùng với kỹ thuật nâng xoang phù hợp, giúp đem lại hiệu quả trồng răng Implant tốt nhất cho bạn.
Nha Khoa Quốc Tế DR DEE
BS tư vấn 24/7: 19008198
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctedrdee
Website: https://nhakhoaquoctedrdee.vn/
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar