Quá trình niềng răng tạo ra lực kéo tác động trực tiếp lên răng, giúp chúng di chuyển vào đúng vị trí. Vì vậy, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức kéo đến mỗi ngày, nhất là ở giai đoạn mới gắn mắc cài hoặc thay dây cung định kỳ. Vậy niềng răng bao lâu thì ăn được cơm? Hãy cùng với Dr Dee giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết sau!
Nội Dung
1. Niềng răng bao lâu thì được ăn cơm?
Đau nhức trong quá trình niềng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đây luôn là nỗi lo sợ của nhiều người mỗi khi cân nhắc đến việc niềng răng chỉnh nha. Trên thực tế, điều trị niềng răng có đau đớn không? Sau bao lâu thì có thể ăn cơm được bình thường?
1.1 Giai đoạn mới gắn mắc cài
Từ 1 tuần đến 2 tuần trong giai đoạn mới gắn mắc cài, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau nhức răng dữ dội nhất. Lúc này, cơ thể chưa kịp thích ứng với lực tác động của các khí cụ niềng răng. Cộng thêm sự vướng víu của mắc cài và dây cung khiến việc ăn uống thực sự rất bất tiện.
Khoảng thời gian này, các cơn ê buốt sẽ kéo đến liên tục. Ngay cả khi bạn chỉ ăn rau củ quả và cơm mềm cũng khó có thể tránh khỏi sự hành hạ từ cơn đau răng ập đến. Trong khoảng thời gian này, bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng để hạn chế tối đa sự vận động cơ hàm mỗi khi ăn uống.
1.2 Giai đoạn thay dây cung, thay dây thun định kỳ
Giai đoạn thay dây cung, dây thun định kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành gia tăng lực siết lên răng. Đó là lý do tại sao mỗi lần đến tái khám, bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau buốt đến thường xuyên. Song cảm giác này tồn tại không quá lâu. Chỉ sau khoảng 3-4 ngày, khi cơ hàm đã thích nghi được với lực tác động này thì bạn có thể ăn cơm như bình thường.
Trung bình từ 4-8 tuần, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ mà bạn sẽ phải tới trung tâm nha khoa để điều chỉnh mắc cài. Vì vậy, bạn nên chủ động chuẩn bị thực đơn riêng cho mình trong những ngày này để không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống mỗi ngày.
2. Nên ăn những loại thực phẩm nào trong quá trình niềng răng
Những người niềng răng rất nhạy cảm với đồ ăn, thức uống trong thực đơn hàng ngày. Không phải món nào cũng có thể dung nạp vào cơ thể giống như người bình thường. Bạn nên chú ý tìm
hiểu các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn như:
- Thực phẩm nên ăn: Tham khảo các món chế biến dưới dạng súp, cháo. Ăn nhiều rau củ quả luộc mềm. Bổ sung thêm nhiều canxi có trong trứng, sữa tươi, bơ cho răng chắc khỏe. Uống nhiều sinh tố, ăn nhiều trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Thực phẩm không nên ăn: Thực phẩm quá cứng, quá gia như bánh mì, kẹp cao su, bánh dày,… Không nên ăn đồ quá nóng, sẽ tạo cảm giác ê buốt cho răng. Hạn chế uống các đồ uống có gas, đồ uống có màu làm xỉn màu, ố vàng răng như trà hoặc cà phê.
3. Cách giảm đau rút ngắn thời gian ăn cơm dành cho người niềng răng
Thay vì ngồi chờ đợi cơn đau khi niềng răng giảm bớt. Tại sao bạn không thử làm theo các cách giảm đau, giúp rút ngắn thời gian ăn cơm như:
- Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch răng và khoang miệng mỗi ngày
- Dùng sáp nha khoa che đi phần đầu dây cung hoặc các vị trí ma sát giữa dây cung và mô mềm trong khoang miệng
- Không dùng tay kiểm tra vùng nướu hay vị trí răng mới gắn niềng để tránh làm cơn đau nhức trầm trọng hơn
- Nhai thức ăn chậm, giảm thiểu sự hoạt động của cơ hàm
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày
4. Địa chỉ niềng răng tháo lắp không đau uy tín nhất hiện nay
Không phải trường hợp niềng răng nào cũng ăn được cơm theo thời gian ở trên. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của cơ thể cũng như tay nghề của các bác sĩ. Vì vậy, điều kiện tiên quyết là bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, đáp ứng đầy đủ về:
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Trình độ chuyên môn bác sĩ có nghiệp vụ cao
- Kỹ thuật niềng răng tiến tiến nhất hiện nay
Là một trong những nha khoa đi đầu cả nước về kỹ thuật niềng răng hiện đại. Dr Dee luôn tự tin sẽ mang đến cho bạn một nụ cười tỏa sáng, tự tin nhất chỉ sau một thời gian ngắn niềng răng. Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar