Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp điều trị răng sứ được nhiều sự quan tâm hiện nay bởi tính thẩm mỹ vượt trội so với niềng răng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về mức độ đau khi thực hiện phương pháp này.
Vậy niềng răng mắc cài sứ có đau không? Đau nhất là giai đoạn nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn.
Nội Dung
Niềng răng mắc cài sứ có đau không? Đau nhất là giai đoạn nào
Niềng răng mắc cài sứ có đau không? Câu trả lời là Có. Khi niềng răng mắc cài sứ, các mắc cài sẽ được gắn vào răng và sau đó niềng lại với dây cung tạo áp lực răng dịch chuyển đến vị trí chuẩn trên cung hàm. Chính áp lực này có thể gây ra một số đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, mức độ khó chịu có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng chịu đau ở mỗi người, thậm chí có người hoàn toàn không thấy đau.
Thông thường, giai đoạn đau nhất khi niềng răng mắc cài sứ sẽ là: giai đoạn đầu tiên khi mới niềng và thời điểm điều chỉnh dây cung, siết răng định kỳ. Thời gian đau sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần rồi kết thúc khi cơ thể đã quen với áp lực của mắc cài và dây cung tạo ra.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng mắc cài sứ?
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng mắc cài sứ, bao gồm:
- Độ tuổi: Niềng răng ở tuổi càng trưởng thành thì mức độ đau càng lớn bởi răng và xương hàm đã ổn định nên răng rất khó để nắn chỉnh hay di chuyển. Ngược lại, độ tuổi càng trẻ, lý tưởng nhất là 12-16 tuổi thì niềng răng càng ít đau vì xương hàm và răng còn đang trong giai đoạn phát triển và dễ nắn chỉnh.
- Tay nghề của bác sĩ: Nếu bạn không may gặp phải bác sĩ có tay nghề chưa cao, có thể bạn sẽ đau hơn khi niềng răng. Ví dụ, lực siết niềng quá mức khiến răng bị di chuyển đột ngột gây cảm giác đau mạnh hơn và dai dẳng hơn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, ví dụ như ăn các món cứng – dai có thể sẽ tác động đến mắc cài gây đau khi niềng răng. Bạn nên lựa chọn ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai như súp, cháo, bún… để hạn chế tối đa những cơn đau có thể xảy ra.
- Mức độ chăm sóc răng miệng và tuân thủ điều trị của bệnh nhân: Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể gây tích tụ vi khuẩn gây sâu răng, làm gia tăng cơn đau trong quá trình niềng răng.
Cách giảm đau khi niềng răng mắc cài sứ
Để giảm đau khi niềng răng mắc cài sứ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh là liệu pháp đơn giản mà hiệu quả để làm giảm cơn đau của bạn khi niềng răng. Hơi lạnh có tác dụng làm chậm sự hoạt động của dây thần kinh, giúp bạn làm dịu sự khó chịu một cách nhanh chóng!
- Sử dụng bôi giảm đau: Các loại thuốc bôi giảm đau như Orajel là một phương pháp bạn có thể sử dụng để giảm nhanh cơn đau do niềng răng một cách hiệu quả.
- Dùng sáp nha khoa: Sáp nha khoa có tác dụng giúp bạn “che chắn” những khu vực sắc nhọn của niềng răng mắc cài sứ, tránh để chúng cọ vào miệng gây đau và tổn thương.
- Ăn thức ăn mềm, loãng: Sau khi niềng răng hoặc siết răng, răng bạn có thể cảm thấy đau. Trong thời điểm này bạn nên tránh ăn những món quá cứng, giòn hoặc quá dai gây tác động đến răng làm cơn đau nặng thêm. Thay vào đó, những thức ăn mềm và dễ nuốt như súp hoặc cháo là một lựa chọn phù hợp hơn dành cho bạn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Khi đeo niềng mắc cài sứ, các mảnh vụn thức ăn dễ bị mắc ở các kẽ răng và các mắc cài hơn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn có hại tích tụ, gây ra các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu,…
- Hạn chế vận động mạnh, có tính đối kháng: Bạn nên hạn chế các hoạt động thể chất mạnh, đặc biệt là các môn thể thao có tính đối kháng. Việc tập luyện, vận động mạnh này có thể gây ra các tác động mạnh vùng mặt, làm ảnh hưởng đến răng miệng dẫn đến đau đớn.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu các phương pháp giảm đau trên không hiệu quả với bạn, bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol, Acetaminophen,… Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Như vậy, DR DEE đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Niềng răng mắc cài sứ có đau không?” và những tips giảm đau cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh các kinh nghiệm ở trên, bạn cũng cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ để giảm đau và cảm thấy được thoải mái nhất trong suốt quá trình niềng răng nhé! Chúc bạn sớm có một nụ cười đẹp.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar