Khi niềng răng, bạn sẽ được gắn các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, dây thun, nong hàm, minivis…Do quá trình hàm hoạt động liên tục sẽ không thể tránh khỏi trường hợp các khí cụ niềng răng bị rớt ra, đặc biệt là mắc cài. Vậy nuốt mắc cài có sao không? Nên làm gì khi nuốt mắc cài niềng răng? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây!

Nuốt mắc cài có sao không?

Mắc cài niềng răng được làm từ hợp kim titanium, niken không gỉ. Do vậy cơ thể hoàn toàn không thể tiêu hóa được mà phải tiến hành đào thải ra bên ngoài. Mắc cài khi bị bung sẽ trộn lẫn cùng với thức ăn và đi xuống khoang bụng, gây nên một số vấn đề cho cơ thể. Phải kể đến như:

Kéo dài thời gian niềng răng

Việc rớt mắc cài khiến răng không có điểm cố định, nên ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai và khả năng di chuyển của răng. Nếu không tới nha khoa để gắn lại mắc cài chắc chắn sẽ làm chậm tới quá trình niềng răng đã tự kiến.

Nguy cơ gây viêm  nhiễm khoang miệng

Mắc cài luôn có 4 góc nhọn xung quanh. Vì vậy, nếu làm rớt mắc cài, các góc nhọn này sẽ va chạm với mô mềm ở khoang miệng dẫn đến vết thương hở. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm khoang miệng, viêm nha chu trong quá trình niềng răng.

Nguy cơ gây tổn thương dạ dày

Mắc cài niềng răng có khả năng chịu lực tốt do được làm từ vật liệu thô và cứng. Do đó, nếu không may nuốt phải mắc cài, chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thành dạ dày. Dạ dày không thể co bóp và tiêu hóa, dẫn đến vết thương hở bên trong thành dạ dày là không thể tránh khỏi.

Nguy cơ gây tổn thương ruột

Khi dạ dày có chứa thức ăn, mắc cài cũng được nhào trộn cùng với thức ăn bên trong. Qúa trình này được gọi là sóng nhào trộn. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến dạ dày và ruột bị tổn thương, do mắc cài được làm từ vật liệu cứng.

 Nên làm gì khi nuốt mắc cài niềng răng?

Trong quá trình niềng răng không thể tránh khỏi việc có thể nuốt phải mắc cài bất cứ lúc nào. Khi rơi vào tình huống này, bạn không nên quá lo lắng mà nên xử trí theo các bước như sau:

  • Kiểm tra lại lượng mắc cài để nắm được số lượng mắc cài đã vô tình nuốt phải cùng với thức ăn
  • Nhanh chóng tới các bệnh viện hoặc phòng khám để siêu âm nội soi ổ bụng. Khi đã xác định được vị trí của mắc cài, các bác sĩ sẽ giúp bạn gắp dị vật này ra khỏi ổ bụng
  • Liên hệ với nha khoa để đặt lịch tái khám. Bạn nên tới sớm nhất có thể để gắn lại mắc cài, tránh kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng

Lưu ý giúp hạn chế bung mắc cài niềng răng

Nuốt mắc cài có sao không? Chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và liệu trình niềng răng của bạn. Do vậy, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau để hạn chế tình trạng này:

Chăm sóc răng miệng hợp lý

Chế độ chăm sóc răng miệng là nguyên nhân chủ yếu gây bung mắc cài niềng răng. Hãy tránh xa các loại bàn chải có sợi quá cứng. Đồng thời thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để kịp thời phát hiện các vị trí có dấu hiệu lung lay mắc cài.

Chế độ ăn uống điều độ

Hạn chế ăn các thức ăn dai, cứng. Bạn nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các thức ăn dạng mềm hoặc cắt nhỏ để dễ ăn nhai và tiêu hóa, giảm áp lực cho thành dạ dày.

Tái khám đúng lịch

Không hẳn lúc nào bạn cũng phát hiện được mình đã nuốt mắc cài vào bụng. Vì thế hãy chăm chỉ tái khám đúng hẹn để bác sĩ kịp thời phát hiện vấn đề này. Tuy nhiên để không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bạn vẫn nên tự mình kiểm tra thường xuyên hơn để giải quyết nhanh chóng.

Lựa chọn niềng răng tại nha khoa uy tín

Khí cụ niềng răng cũng là một vấn đề mà bạn cần lưu tâm. Khí cụ niềng răng tốt, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được bộ mắc cài chắc chắn. Vì vậy, việc bung mắc cài trong quá trình niềng răng sẽ hạn chế hơn.

Nuốt mắc cài có sao không? Câu trả lời là hoàn toàn không, nếu bạn biết cách xử lý vấn đề này nhanh chóng. Bạn đang băn khoăn không biết niềng răng tại cơ sở nào uy tín? Hãy liên hệ ngay với nha khoa Dr Dee để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng nhất. 

DMCA.com Protection Status