Mẻ răng không chỉ khiến nụ cười kém duyên, làm bạn tự ti hơn mỗi khi giao tiếp mà còn gây ra nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống hàng ngày. Răng bị mẻ để lâu có sao không? Khi răng bị mẻ thì phải làm sao? Cùng tìm hiểu những thông tin nha khoa bổ ích mà Dr Dee chia sẻ trong bài viết dưới đây!

1. Răng mẻ là răng như thế nào?

Răng mẻ bị mất đi một phần trong cấu trúc răng nên sẽ không còn nguyên vẹn như hình dạng ban đầu. Cấu trúc bị mất đi có thể kể đến như men răng, thân răng hoặc chân răng. Thông thường, răng mẻ thường xuất hiện ở vị trí cạnh cắn của răng cửa hoặc phần răng hàm có chức năng ăn nhai. Khi răng bị mẻ bạn có thể quan sát thấy rõ vết mẻ sẽ bị đổi màu và trở nên cực nhạy cảm khi ăn đồ nóng hay đồ lạnh.

2. Các trường hợp răng bị mẻ thường gặp

Mẻ răng rất dễ phát hiện do ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của cả khuôn miệng. Các trường hợp răng bị mẻ thường gặp nhất gồm có:

2.1 Mẻ răng cửa

Răng cửa ăn nhai nhiều nên rất dễ bị tổn thương. Mẻ răng cửa xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Ngay cả khi bạn té ngã hoặc gặp các chấn thương thể thao hay tai nạn đều có thể dẫn đến mẻ răng cửa.

2.2 Mẻ ở vị trí chân răng

Mẻ ở vị trí chân răng hoặc gãy ngang cổ răng thường do bệnh lý sâu răng hay viêm tủy răng, mòn cổ răng gây nên. Răng bị mẻ ở vị trí này thường gặp nhiều hơn ở trẻ em trong giai đoạn đầu chưa thay răng.

2.3 Mẻ răng hàm

Chỉ cần nhai cắn vật quá cứng cũng có thể khiến răng hàm bị mẻ. Răng hàm khá nhạy cảm nên khi bị mẻ ở vị trí này bạn sẽ cảm nhận được cơn đau nhiều hơn, lợi xung quanh bị sưng tấy và khó chịu hơn khi nhai hay tiếp xúc với đồ ăn nóng lạnh.

2.4 Mẻ nhiều răng cùng lúc

Hiếm khi tình trạng mẻ nhiều răng cùng lúc xảy ra. Thông thường, trường hợp này sẽ xuất hiện khi bạn gặp phải chấn thương hàm lớn hoặc va chạm mạnh do tai nạn không đáng có.

3. Nguyên nhân khiến răng bị mẻ

Không phải ngẫu nhiên mà răng lại bị mẻ theo nhiều cách khác nhau. Theo nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa, tình trạng răng bị mẻ là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Răng bị bào mòn: do tiếp xúc nhiều với hóa chất, thực phẩm chứa acid, dùng lực đánh răng quá mạnh, bàn chải quá cứng, kem đánh răng không chất lượng… Lâu ngày khiến men răng bị yếu, dễ bị bào mòn và mẻ răng là điều không tránh khỏi.
  • Răng bị va đập mạnh: lực tác động do chấn thương sẽ khiến răng bị tổn thương trực tiếp dẫn đến nứt, mẻ
  • Sức khỏe răng miệng yếu: do các bệnh lý răng miệng trở nên nghiêm trọng mà không điều trị kịp thời làm giảm độ bền răng, gia tăng nguy cơ sứt mẻ
  • Các bệnh tồn tại trong cơ thể: phải kể đến trào ngược dạ dày, ợ nóng làm acid từ dạ dày trào lên miệng gây ảnh hưởng đến men răng. Người bị thiếu canxi, người nghiện rượu, ăn uống rối loạn cũng có hàm răng yếu hơn bình thường

4. Răng bị mẻ có sao không?

  • Răng có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Nếu răng bị mẻ thì cấu trúc này cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Lúc này, lớp ngà răng và tủy răng sẽ lộ ra khiến răng bị ê buốt, đau nhức mỗi khi ăn đồ lạnh, đồ nóng hoặc đồ chua.
  • Không những thế, răng bị mẻ còn tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu…Thậm chí, cạnh răng mẻ trở nên sắc nhọn hơn thường ngày khiến bạn cảm thấy cộm trong miệng, dễ làm tổn thương lưỡi và các vị trí khác trong khoang miệng.
  • Tình trạng mẻ răng kéo dài nếu không có phương án điều trị kịp thời rất dễ làm mất chân răng. Điều này làm gia tăng chi phí khám chữa lên 3-4 lần so với tình trạng mẻ răng thông thường
  • Răng bị mẻ làm bạn tự ti hơn mỗi khi giao tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

5. Răng bị mẻ phải làm sao?

Ngay sau khi phát hiện bị mẻ răng, bạn cần dùng luôn nước muối sinh lý để làm sạch gờ răng, hạn chế gây ra các tổn thương nghiêm trọng khác. Sau đó làm theo các bước như hướng dẫn sau:

  • Giữ lại các mảnh răng bị mẻ, đặt trong hộp khô sạch và đem tới nha sĩ
  • Vệ sinh răng trước bằng nước muối sinh lý, nước muối pha loãng để làm sạch khoang miệng
  • Đặt túi đá lạnh, khăn lạnh lên bên ngoài vết thương để tránh sưng tấy
  • Gọi điện đến nha khoa để sắp xếp lịch khám gấp, nhất là khi thấy răng chuyển sang màu vàng, đỏ hoặc tủy răng bị lộ ra ngoài

Răng bị mẻ để lâu có sao không? Răng bị mẻ ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng và chức năng ăn nhai hàng ngày. Do đó, khi phát hiện răng bị mẻ, bạn hãy liên hệ ngay với nha khoa Dr Dee để được chúng tôi hướng dẫn cách xử lý đúng đắn, chính xác nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

DMCA.com Protection Status