Răng sữa thông thường sẽ tự rụng khi trẻ lớn lên và sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi răng vĩnh viễn xuất hiện nhưng răng sữa không bị rụng. Vậy có nên nhổ răng sữa không? Răng sữa nhổ xong làm gì? Cách chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa như thế nào?  

Hãy cùng DR DEE tìm hiểu A-Z trong bài viết này. 

Tại sao phải nhổ răng sữa  

Nhổ răng sữa là một việc quan trọng để đảm bảo răng vĩnh viễn sau này có thể mọc và phát triển đúng vị trí. Thông thường, các răng sữa đến tuổi thay sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong trường hợp một số răng sữa không tự rụng khi răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện, chúng cần được loại bỏ để tạo điều kiện để việc mọc răng mới được thuận lợi nhất.  

Dưới đây là các mốc thời gian thay răng sữa của trẻ mà bố mẹ cần lưu ý: 

  • 5-7 tuổi: Thay răng cửa chính giữa 
  • 7-8 tuổi: Thay răng cửa hai bên 
  • 9-10 tuổi: Thay răng hàm sữa 
  • 10-11 tuổi: Thay răng nanh 
  • 11-12 tuổi: Thay răng hàm sữa còn lại. 

Nếu việc thay răng sữa không thực hiện kịp thời khi răng vĩnh viễn xuất hiện, răng sữa có thể gây cản trở cho sự phát triển của răng vĩnh viễn. Điều này dẫn đến tình trạng răng mọc lệch khiến thẩm mỹ răng miệng của trẻ bị ảnh hưởng.  

Răng sữa nhổ xong làm gì?  

Việc quyết định làm gì với chiếc răng sữa sau khi nhổ cho con là vấn đề tuỳ thuộc vào khoa học, văn hoá, truyền thống và quan niệm cá nhân. Cụ thể: 

Theo góc nhìn Y học 

Theo góc nhìn Y học, răng sữa mới nhổ cho con là nguồn tế bào gốc tuyệt vời để có thể lưu trữ, giúp đảm bảo sức khoẻ của con khi lớn lên.  

Tế bào gốc răng sữa, hay nói chính xác hơn là tế bào gốc tuỷ răng sữa sẽ có tác dụng hữu hiệu để thay thế những tế bào tổn thương hoặc tế bào chết, trợ giúp đắc lực trong việc điều trị những bệnh nan y, mạn tính tuổi già nếu không may mắc phải sau này. 

Theo góc nhìn văn hoá 

Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, răng sữa được xem như một phần của quá trình trưởng thành của trẻ, và cha mẹ thường có những cách độc đáo để tôn trọng và kỷ niệm sự trưởng thành này. 

Ở một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, truyền thống khuyến khích trẻ ném răng sữa lên nóc nhà để thúc đẩy răng mới mọc nhanh hơn. Còn đối với răng sữa từ hàm trên, trẻ thường ném chúng xuống đất hoặc chôn dưới đất để đảm bảo răng mới mọc hướng xuống. 

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cha mẹ thường chôn răng sữa dưới mặt đất với ước mơ về tương lai cho con. Điều này thể hiện qua việc chôn răng dưới sân bóng nếu muốn con trở thành cầu thủ bóng đá, hoặc chôn trong khuôn viên của thư viện hoặc trường học nếu muốn con thành công ở lĩnh vực tri thức. 

Tại châu Âu thời Trung cổ, việc ném răng sữa vào lửa được xem như một cách để giải thoát con cái khỏi “bàn tay” của phù thủy độc ác. 

Cách chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa  

Sau khi nhổ răng sữa, bạn cần chăm sóc bé thật kỹ để tránh các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu hoặc đau đớn. Dưới đây là một số cách chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa: 

Sau khi bé nhổ răng sữa, quá trình chăm sóc rất quan trọng để giúp bé đỡ đau, mau lành và tránh được những vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc sau nhổ răng từ chuyên gia của DR DEE: 

  • Cắn chặt bông sau khi nhổ răng: Để ngăn chảy máu sau khi nhổ răng, bạn nên cho bé cắn chặt bông gòn lên vết thương trong khoảng 30 phút. Nếu vết thương vẫn chảy máu sau thời gian này, hãy thay bông gòn mới. Nếu tình trạng chảy máu không dừng lại, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Việc duy trì vệ sinh răng miệng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của khoang miệng, tránh nhiễm trùng. Bạn hãy yêu cầu trẻ súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối loãng, đánh răng bằng bàn chải có đầu lông mềm và tránh chải vào vết thương mới nhổ. 
  • Sử dụng túi đá lạnh để giảm sưng và đau: Để giảm sưng mặt, bạn có thể đặt túi đá lạnh bên ngoài vùng vừa nhổ răng của trẻ. Điều này giúp làm tê và giảm đau, cũng như ngăn vết thương chảy máu. Bạn nên chhườm lạnh cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, và thực hiện trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. 
  • Hạn chế hoạt động mạnh: Trong khoảng 24 giờ sau khi nhổ răng, bé cần tránh những hoạt động mạnh như chạy nhảy và không nên súc miệng quá mạnh hoặc ăn nhai quá mạnh. 
  • Chọn thực phẩm phù hợp: Bạn nên cho bé ăn thực phẩm lỏng mềm và nguội như cháo, súp để giảm áp lực đến vết thương sau nhổ răng. Dù ăn kiêng nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất trong thức ăn để trẻ nhanh hồi phục hơn. Tránh thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, đồ uống có cồn, đồ ăn cay, và thức ăn có tính axit cao. 
  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ: Khi cho trẻ nhổ răng tại Nha khoa, nếu được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau hoặc kháng viêm như ibuprofen và acetaminophen, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ, tránh dùng thuốc quá liều. 

Lời kết 

Nhổ răng sữa là một quá trình cần thiết khi trẻ đến thời điểm thay răng để tạo không gian cho răng vĩnh viễn phát triển đẹp và đúng vị trị nhất. Sau khi nhổ răng sữa, bạn cần lưu ý những phương pháp chăm sóc bé mà DR DEE chia sẻ ở trên để bé hồi phục nhanh chóng và có một hàm răng vĩnh viễn đẹp, khỏe mạnh khi lớn lên.  

Hy vọng qua giải đáp của chúng tôi về “Răng sữa nhổ xong làm gì?” và những thông tin liên quan, bạn đã có được những kiến thức hữu ích để việc nhổ răng sữa cho con em mình được an toàn nhất.  

DMCA.com Protection Status