Quá trình hủy khoáng do vi khuẩn sẽ làm tổn thương mô cứng của răng và hình thành các lỗ sâu trên răng. Sâu răng là một trong các vấn đề nha khoa thường gặp phổ biến. Vậy sâu răng có lây không? Các biện pháp ngăn ngừa sâu răng lây lan là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết sau!
Nội Dung
1. Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân chủ yếu khiến răng bị sâu đó chính là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Các mảng bám và vụn thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Khi số lượng đủ lớn, chúng sẽ gây ra sâu răng và các bệnh lý về răng miệng khác. Nguyên nhân cụ thể như:
- Đánh răng chưa đúng cách: đánh răng theo chiều ngang làm men răng bị tổn thương, ảnh hưởng đến cổ răng khiến chân răng bị yếu dần theo thời gian.
- Thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá nhiều thức ăn chứa đường và tinh bột bám lâu trên men răng. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Do vi khuẩn streptococcus mutans: vi khuẩn này kết hợp carbohydrate tạo thành acid lactic. Thành phần acid trên sẽ ngấm vào các kẽ hở giữa các răng, phá hủy cấu trúc răng và gây sâu răng diện rộng.
2. Dấu hiệu nhận biết sâu răng
Việc nhân biết các dấu hiệu sâu răng sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các bất thường. Từ đó có phương án xử lý, điều trị trong thời gian sớm nhất. Hạn chế ảnh hưởng tối đa đến sức khỏe răng miệng. Răng có khả năng bị sâu khi có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Xuất hiện đốm đen nhỏ trên răng: đây là giai đoạn đầu khi vi khuẩn đang muốn tấn công phá hủy men răng làm men răng bị bào mòn và xuất hiện từng đốm đen nhỏ trên bề mặt
- Răng có tình trạng đau nhức: do sâu răng phát triển nhanh chóng khiến bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu trở nên nghiêm trọng khiến cơn đau răng xuất hiện nhiều hơn, kéo dài nhiều ngày liên tiếp
- Hơi thở có mùi khó chịu: vi khuẩn làm ổ trong răng sâu kết hợp với vi khuẩn ở khoang miệng làm hơi thở có mùi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp hàng ngày
- Chảy máu chân răng, răng nhạy cảm hơn: các bệnh lý răng miệng phát triển khiến răng ngày một yếu hơn. Dễ chảy máu chân răng hơn, nhạy cảm hơn với bất cứ tác động nào từ bên ngoài.
3. Sâu răng có lây không?
Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng sẽ tấn công men răng liên tục. Từ đó làm men răng trở nên yếu ớt, khiến tình trạng sâu răng ngày một trầm trọng hơn. Những cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc bệnh lý răng miệng phát triển nhanh chóng. Trường hợp không được điều trị sâu răng kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ gây lây lan cho các răng xung quanh. Thậm chí là lây sang cho người khác thông qua đường ăn uống hàng ngày.
3.1 Sâu răng lây sang răng bên cạnh
Vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công sang các răng khỏe mạnh ở bên cạnh. Đặc biệt là khi vệ sinh răng miệng không đúng cách thì quá trình này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Mảng bám, vụn thức ăn càng nhiều thì càng tạo ra nhiều ổ vi khuẩn trong khoang miệng. Nếu có sâu răng tại kẽ răng thì cả hai răng đều sẽ bị ảnh hưởng. Chúng phá hủy men răng, ngà răng rồi tới tủy răng. Và sau cùng là đến các răng bên cạnh.
3.2 Sâu răng lây sang cho người khác
Không chỉ lây sang các răng bên cạnh mà sâu răng còn lây sang cho cả người khác thông qua thói quen sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, vi khuẩn sẽ lây từ đường nước bọt khi ăn uống hoặc giao tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm sâu răng ở trường hợp này là khá thấp nếu biết chăm sóc răng miệng đúng cách. Với trẻ em thường dễ lây sâu răng hơn, nguyên nhân chủ yếu do hoạt động mớm đồ ăn hay thơm em bé mà người lớn thường hay làm.
4. Điều trị sâu răng ở đâu uy tín nhất?
Sâu răng tuy chỉ là bệnh lý đơn giản. Nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe răng miệng. Bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để có phương án điều trị tốt nhất, hiện đại nhất. Đảm bảo tình trạng sâu răng được điều trị dứt điểm, tránh tình trạng ổ sâu lây lan sang các vị trí khác.
Sâu răng có lây không? Câu trả lời là có. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với nha khoa Dr Dee ngay hôm nay để được chúng tôi tư vấn điều trị sâu răng trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar