Bạn đang gặp tình trạng thở miệng và thắc mắc không biết thở bằng miệng có sao không? Thở bằng miệng không chỉ làm khô miệng, gây hôi miệng, mà còn ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt, khớp cắn và thậm chí là hàm răng ở một số đối tượng.
Bài viết này DR DEE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của thở bằng miệng và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Nội Dung
Thở bằng miệng có sao không?
Thở bằng miệng là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là khi ngủ. Khi thở bằng miệng, cơ thể sẽ không nhận được không khí sạch từ quá trình lọc và làm ấm không khí qua mũi, mà hít trực tiếp không khí lạnh và ô nhiễm vào phổi. Điều này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản hay hen suyễn.
Thở bằng miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như bệnh lý (về mũi xoang, dị ứng,…) hoặc vừa lao động nặng cần thở bằng miệng để tăng lượng oxy trong cơ thể nhanh chóng hơn.
Tác hại của thở bằng miệng
Dưới đây là một số tác hại của thở bằng miệng mà bạn nên biết để phòng tránh:
- Với người lớn:
- Gây ra các bệnh đường tai-mũi-họng.
- Làm tăng nguy cơ các bệnh đường hô hấp, suy giảm chức năng phổi.
- Tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu, tạo điều kiện cho tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng: bệnh về nướu, hơi thở có mùi, khô môi, sâu răng.
- Với trẻ em:
- Gây hẹp miệng và dài mặt.
- Nguy cơ xô lệch răng, khớp cắn lệch, cười hở lợi.
- Ăn uống khó khăn.
- Gù lưng, cong vẹo cột sống.
Thở bằng miệng có bị hô không?
Như đã đề cập ở trên, thở bằng miệng có thể gây hô đối với trẻ em do trong giai đoạn này hàm răng đang trong giai đoạn phát triển và rất dễ bị lệch lạc khi có tác động như thở bằng miệng chẳng hạn. Do đó, nếu trẻ đang có hiện tượng thở bằng miệng, bạn hãy kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh lý gì không để khắc phục kịp thời. Nếu thở miệng là do thói quen của trẻ, hãy khuyến khích con dần dần thở mũi nhiều hơn.
Đối với người lớn, thở bằng miệng hầu như không gây hô. Điều này là bởi, cấu trúc răng và xương hàm trong độ tuổi này đã khá ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các tác động có mức độ nhẹ và vừa phải như thở bằng miệng.
Cách khắc phục thở bằng miệng
Thở bằng miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, bạn cần nắm rõ nguyên do tại sao mình thở bằng miệng để có phương pháp xử lý hiệu qua nhất.
Dưới đây là một số biện pháp phổ biến cho từng nguyên nhân:
- Sử dụng thuốc: Dùng thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc steroid dạng xịt mũi không cần đơn từ bác sĩ để điều trị cảm lạnh, ho và dị ứng gây nghẹt mũi.
- Thay đổi tư thế ngủ: Nằm nghiêng hoặc dùng gối cao 30-60 độ để giảm tình trạng thở bằng miệng khi ngủ.
- Sử dụng băng cằm đầu: Giúp cố định hàm dưới đế miệng khép kín và ngăn mở miệng khi ngủ.
- Chỉnh nha răng miệng: Nếu thở bằng miệng do lệch khớp cắn hoặc xô lệch răng, bạn hãy xem xét việc niềng răng hoặc các phương pháp chỉnh nha khác để khắc phục tình trạngthở bằng miệng.
- Phẫu thuật cắt amidan: Phương pháp này giúp giải quyết vấn đề thở bằng miệng do sưng amidan gây ra.
- Áp dụng liệu pháp CPAP: Liệu pháp CPAP là phương pháp đeo mặt nạ chuyên dụng khi ngủ và sử dụng thiết bị CPAP để cung cấp khí áp suất không khí dương liên tục, giúp hạn chế tắc nghẽn đường thở và điều trị trường hợp ngừng thở khi ngủ.
Lời kết
Thở bằng miệng là một thói quen xấu mà bạn nên khắc phục ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe của mình. Thở bằng miệng không chỉ gây ra các vấn đề về hô hấp, mà còn gây ra các tác hại cho sức khỏe răng miệng, như khô miệng, hôi miệng, viêm nướu,… thậm chí ảnh hưởng thẩm mỹ hàm răng nếu bệnh nhân đang nhỏ tuổi.
Hy vọng rằng qua giải đáp “Thở bằng miệng có sao không?” từ DR DEE, bạn đã có phương pháp khắc phục tình trạng này để sức khoẻ của mình và người thân được tốt hơn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar