Lấy tủy răng là phương pháp điều trị răng bị chết, hoại tử, viêm nhiễm tuỷ hiệu quả, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do vấn đề tuỷ răng gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng lấy tủy răng có thể phải thực hiện nhiều lần, tuỳ thuộc vào tình trạng của từng chiếc răng. Vậy lấy tủy răng lần 2 có đau không, lấy mấy lần mới xong?  

Hãy cùng Nha khoa Quốc tế DR DEE tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Tại sao phải lấy tủy răng lần 2? 

Lấy tuỷ răng lần 2 thường được áp dụng cho răng hàm hoặc răng bị nhiễm khuẩn. Điều này là bởi, răng hàm thường có nhiều ống tủy chạy dọc theo chân răng, vì vậy không thể loại bỏ toàn bộ tủy răng trong một lần điều trị. Còn đối với những răng bị viêm nhiễm, các bác sĩ cần tiến hành khử khuẩn trước khi hoàn tất quy trình lấy tuỷ để đảm bảo sự thành công của điều trị. 

Nhìn chung, trong đại đa số trường hợp, bác sĩ thường sẽ loại bỏ tuỷ răng hoàn toàn trong 1 lần điều trị. Do vậy, để biết trường hợp của mình có phải lấy tuỷ nhiều lần hay không, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chuẩn xác nhất. 

Lấy tủy răng lần 2 có đau không? 

Theo ThS. BS. Phạm Minh Đức, chuyên gia RHM tại Nha khoa Quốc tế DR DEE cho biết, đa phần lấy tủy răng lần 2 sẽ hoàn toàn không đau nếu tủy răng đã được điều trị đúng cách và triệt để. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý loại bỏ tuỷ, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ làm cho bạn không có cảm giác khi thực hiện thủ thuật. Cơn nhói nhẹ chỉ xuất hiện khi bác sĩ tiếp cận đến phần dưới ổng tuỷ.  

Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ có tay nghề non yếu, việc lấy tuỷ không hết khiến  tuỷ viêm vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn thì tình trạng đau nhức răng vẫn có thể tiếp diễn. 

Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy 

Sau khi lấy tủy răng, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức, đừng tự ý dùng thuốc giảm đau hoặc cậy miếng trám. Thay vào đó, hãy đến nha khoa uy tín để được xử lý đúng cách: 

  • Nếu đau do còn tủy, bác sĩ sẽ phải thực hiện điều trị lại tủy từ đầu.  
  • Nếu cơn đau do miếng trám không khít, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại miếng trám để chặt khít hơn. 
  • Trong trường hợp xấu, nếu có hiện tượng thủng sàn hoặc chóp răng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng và trồng răng mới cho bệnh nhân. 

Để tránh hậu quả không mong muốn, hãy chọn nha khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại với đội ngũ bác sĩ đã có kinh nghiệm xử lý tuỷ thành công những ca khó. Điều trị đúng cách từ lần đầu sẽ giúp bạn tránh những biến chứng không đáng có. 

DR DEE là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn nên thử tham khảo. Chúng tôi sở hữu đội ngũ 100% bác sĩ tốt nghiệp loại Ưu tại Đại học Y Hà Nội có kinh nghiệm xử lý tuỷ răng  thành công hàng trăm ca khó mỗi năm. Đặc biệt trong số đó là sự góp mặt của ThS. BS Phạm Minh Đức, chuyên gia RHM với 12 năm kinh nghiệm, được tu nghiệp Cao học tại Bordeaux (Pháp) đã mang lại nụ cười khoẻ mạnh cho tới hơn 3000 khách hàng. Đến với DR DEE, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi xử lý tuỷ răng một cách êm ái và triệt để nhất. 

Thông tin liên hệ: 

Nha Khoa Quốc Tế DR DEE 

Địa chỉ:  

  • 450 P. Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội  
  • 143 P. Tôn Đức Thắng, Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội  
  • 153 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng 

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctedrdee 

Website: https://nhakhoaquoctedrdee.vn/ 

Một số lưu ý sau khi lấy tủy răng lần 2 

Sau khi xử lý tuỷ, răng sẽ trở thành “răng chết” do mất đi nguồn nuôi dưỡng hằng ngày. Do đó, răng sau lấy tuỷ sẽ yếu, thời gian tồn tại không bằng các răng khoẻ mạnh khác và sẽ rụng vào một thời điểm nào đó. Vì thế, để răng lấy tuỷ ở lại với mình được lâu nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau khi lấy tủy răng lần 2: 

  • Đi khám ngay nếu thấy đau răng: Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng ê buốt hoặc đau nhức kéo dài sau khi lấy tủy răng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời. Rất có thể rằng quá trình lấy tủy chưa hết hoặc đã tác động gây tổn thương cho các dây thần kinh và mô mềm. Nếu điều này xảy ra, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn. 
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày: Sử dụng bàn chải răng có lông tơ mềm và kẽ răng để chải răng nhẹ nhàng, đặc biệt tập trung chải kỹ vào vị trí đã được điều trị tủy. Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và đừng quên thay đổi bàn chải mỗi ba tháng. 
  • Súc miệng sau mỗi bữa ăn: Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn có thể gây hại đến răng đã được điều trị. 
  • Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và thức ăn mắc nằm ở những nơi mà bàn chải không thể tiếp cận. 
  • Khám nha khoa định kỳ: Đi khám nha khoa định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng một lần. Điều này bạn theo dõi sức khỏe răng miệng của mình, phát hiện và điều trị các vấn đề kịp thời. 

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị răng bị chết, hoại tử, viêm nhiễm tuỷ hiệu quả, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do vấn đề tuỷ răng gây ra. Tuy nhiên, lấy tủy răng có thể phải thực hiện hai hoặc nhiều lần, tuỳ thuộc vào tình trạng của từng chiếc răng. Hy vọng rằng với giải đáp của chuyên gia – ThS. BS. Phạm Minh Đức cho thắc mắc “Lấy tủy răng lần 2 có đau không?” và những thông tin hữu ích liên quan sẽ giúp bạn có những hiểu biết để dự định điều trị tuỷ răng sắp tới của bản thân thành công nhất! 

 

 

DMCA.com Protection Status