Răng khôn là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến mà hầu hết mọi người đều phải trải qua. Và bao nhiêu tuổi mọc răng khôn được nhiều người quan tâm. Việc mọc răng khôn có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe răng miệng và khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Cùng DR DEE tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng nằm phía bên trong cùng trên cung hàm. Thông thường, răng khôn thường bắt đầu mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi với 4 chiếc răng nằm ở trong cùng trên hàm. 

Tuy nhiên, đây chỉ là một mốc thời gian trung bình, có thể có những người mọc răng khôn sớm hơn hoặc muộn hơn. Một số người có thể mọc răng khôn vào năm 30, 40 tuổi hoặc thậm chí cả 50 tuổi. Ngược lại, một số người lại không có răng khôn nào cả, đây là một hiện tượng bẩm sinh gọi là thiếu răng

Những dấu hiệu mọc răng khôn

Không phải ai cũng có triệu chứng khi mọc răng khôn. Nếu răng khôn mọc lên hoàn chỉnh, có đủ chỗ để mọc và nằm ở đúng vị trí so với các răng khác, chúng sẽ không gây ra đau nhức hay viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc chen chúc, mọc lệch, mọc ngầm hay chỉ mọc lên một phần, chúng sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức và khó chịu tại vùng nướu răng khôn mọc hoặc vùng lân cận như tai, cằm hoặc cổ: Đau là triệu chứng phổ biến nhất khi răng khôn bắt đầu mọc. Đặc biệt khi răng khôn mọc lệch, kẹt dưới nướu hoặc gây áp lực lên các răng lân cận, cơn đau sẽ dữ dội hơn. 
  • Sưng: Khi răng khôn bắt đầu di chuyển, nó có thể làm cho mô mềm ở vùng xung quanh sưng lên và gây ra sự khó chịu.
  • Viêm nhiễm: Vì răng khôn thường nằm ở vị trí khó vệ sinh, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm đau, sưng, đỏ tấy ở vùng xung quanh răng khôn.
  • Khó khăn khi há miệng, ăn nhai hay nói chuyện: Khi răng khôn bắt đầu mọc, nó có thể làm cho chiếc răng kế bên cũng di chuyển và gây ra khó khăn khi nhai thức ăn. Răng khôn có thể làm cho hàm trở nên căng thẳng và khó cử động. 
  • Chán ăn và ăn thường không thấy ngon miệng: Do đau nhức, sưng viêm nên khi mọc răng khôn bạn có thể cảm thấy khó chịu và không ngon miệng khi ăn uống. 

Một người mọc bao nhiêu chiếc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng trưởng thành cuối cùng. Hầu hết mọi người đều có bốn chiếc răng khôn, hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới[2].

Tuy nhiên, việc mọc răng khôn cũng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi người. Có người chỉ mọc từ 1, 2 chiếc răng khôn hoặc có thể mọc 3 chiếc răng khôn. Bên cạnh đó cũng có những người không mọc chiếc răng khôn nào. Số lần mọc răng khôn trong đời sẽ tương ứng với số lượng răng khôn bạn mọc. Cụ thể là 4 lần, vì có 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.

Mọc răng khôn đau mấy ngày?

Mọc răng khôn đau mấy ngày? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng răng khôn và cách vệ sinh của bạn. Thông thường, nếu răng khôn mọc bình thường thì cơn đau khi mọc răng khôn sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày và tự hết. Còn nếu răng khôn của bạn mọc lệch, sâu răng thì cơn đau có thể kéo dài vô hạn và cần phải nhổ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp răng khôn mọc lệch nào cũng gây đau nhức. Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Có nên nhổ răng khôn hay không?

Việc nhổ răng khôn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi người. Bạn có thể không cần nhổ răng khôn khi[3]:

  • Răng khôn phát triển hoàn toàn, khỏe mạnh.
  • Nếu răng khôn mọc đúng vị trí và không gây ảnh hưởng đến các răng khác. 
  • Có thể được làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng hàng ngày. 

Tuy nhiên, nếu răng khôn gây ra đau đớn, chèn ép các răng khác hoặc mọc lệch, mọc ngang, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và nhổ răng khôn. Các trường hợp răng khôn cần được nhổ:

  • Răng khôn bị kẹt trong nướu răng (răng khôn chưa phát triển): Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và có thể gây ra u nang làm hỏng các chân răng khác và xương hỗ trợ. 
  • Răng khôn chỉ nổi lên một phần qua nướu: Răng khôn kiểu này khó nhìn thấy và khó làm sạch do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến các bệnh lý về răng miệng. 
  • Răng khôn không có đủ khoảng trống để mọc đúng cách và gây áp lực lên các răng lân cận khiến chúng bị xô lệch hoặc hư hỏng. 

Cách giảm đau răng khôn

Nếu bạn đau răng khôn mà chưa thể nhổ ngay được thì có thể giảm đau bằng cách sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm viêm nướu do mọc răng khôn
  • Uống thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm những cơn đau do mọc răng khôn. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và cần liều thuốc mạnh hơn thì bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Chườm lạnh: Đối với tình trạng đau nhức xương hàm do răng khôn mọc thì bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm đá lên vùng bị đau.
  • Thuốc kháng sinh: Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu răng khôn bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh có thể làm giảm vết thương nhiễm trùng cũng như giảm đau khi mọc răng khôn.

Như vậy, bài viết trên đây Nha khoa quốc tế Dr Dee đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bao nhiêu tuổi mọc răng khôn cũng như cách giảm đau răng khôn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn giải đáp được phần thắc mắc nào của bạn.

DMCA.com Protection Status