Để khắc phục tình trạng răng hô, nhiều người đã quyết định niềng răng để chỉnh sửa vị trí và hình dạng của răng. Tuy nhiên niềng răng hô mất bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để trả lời bạn hãy cùng DR DEE khám phá trong bài viết sau đây.
Nội Dung
Niềng răng hô mất bao lâu?
Răng hô (còn gọi là răng vẩu) là sự sai lệch trong tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới. Răng hô gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai của răng miệng. Ngày nay nhiều người đã quyết định chỉnh nha để đưa hai hàm về đúng vị trí, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng răng miệng.
Niềng răng hô là một giải pháp sử dụng hệ thống các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt để nắn chỉnh các răng hô và chìa ra phía trước lùi về sau đều và cân đối khớp cắn.
Niềng răng hô mất bao lâu
Thời gian niềng răng hô trung bình kéo dài từ 1 – 3 năm[1]. Thời gian thường kéo dài do răng cần phải di chuyển về đúng vị trí một cách chậm rãi và từ từ bởi răng được gắn vào xương bên trong miệng. Khoảng thời gian bạn cần đeo niềng răng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào một số yếu tố. Nghiên cứu của Abbing và cộng sự (2020) chỉ ra rằng, trung bình tổng thời gian điều trị khoảng 25 tháng.
Đặc điểm của mỗi người khác nhau và không có một câu trả lời duy nhất cho tất cả mọi người về thời gian niềng răng hô. Bạn nên gặp và trao đổi với bác sĩ chỉnh nha của mình để ước tính chính xác nhất thời gian cần điều trị.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng hô
Thời gian niềng răng hô phụ thuộc vào nhiều nhiều tố khác nhau: Thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng, tay nghề bác sĩ, sự hợp tác điều trị của bạn… Trong đó có ba yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian niềng răng hô là:
- Độ tuổi niềng răng.
- Khí cụ niềng răng.
- Tình trạng răng miệng.
Độ tuổi niềng răng
Độ tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Khoảng thời gian phù hợp và tốt nhất để niềng răng là thời thơ ấu[2]. Khoảng thời gian này xương hàm linh hoạt và các tế bào xương cũng tái tạo nhanh hơn người lớn. Do đó thời gian niềng răng ở thời thơ ấu thường ngắn hơn. Thời gian niềng răng ở người lớn sẽ lâu hơn bởi khi này xương hàm đã ổn định và khó di chuyển, đôi khi có thể phải nhổ răng hoặc kết hợp các khí cụ gia tăng lực kéo.
Niềng răng hô ở lứa tuổi thiếu niên
Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng hơn đó là việc có đúng số lượng răng. Ở trẻ em có thể cần mọc đủ số lượng răng trước khi điều trị[3].
Khí cụ niềng răng
Khí cụ niềng răng tạo ra áp lực nhẹ nhàng và liên tục để di chuyển răng về vị trí mong muốn. Có nhiều khí cụ niềng răng khác nhau như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi hay khay trong suốt invisalign và các loại khí cụ khác nhau này có thể ảnh hưởng đến thời gian niềng răng của bạn.
- Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là loại niềng răng truyền thống và phổ biến nhất. Chúng có mắc cài kim loại được gắn vào mặt trước của răng và dây thép để tạo áp lực di chuyển răng. Ưu điểm của loại này là hiệu quả cao tuy nhiên nhược điểm là kém thẩm mỹ và khó chăm sóc vệ sinh.
- Niềng răng mắc cài sứ: Đây là loại niềng răng giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng có mắc cài bằng sứ hoặc nhựa trong suốt. Chúng có ưu điểm là khá giống màu của răng nên không quá lộ và không gây ăn mòn men răng, hạn chế là kém thẩm mỹ và khó chăm sóc vệ sinh.
- Niềng răng mắc cài mặt lưỡi: Đây là loại niềng răng được gắn vào mặt trong của răng để che giấu hoàn toàn. Chúng có ưu điểm là không ảnh hưởng đến ngoại hình và không bị ố vàng do ăn uống. Tuy nhiên nhược điểm là đắt tiền, thường gây khó khăn trong nói chuyện và ăn uống đồng thời đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao.
- Khay trong suốt Invisalign: Đây là loại niềng răng được thiết kế riêng cho từng người dùng dưới dạng các khay trong suốt có thể tháo lắp được. Chúng có ưu điểm là mọi người gần như không thấy, thoải mái, dễ vệ sinh. Nhược điểm của loại này là đắt tiền, chỉ phù hợp cho các trường hợp nhẹ hoặc trung bình.
Ảnh minh họa về niềng Invisalign
Tình trạng răng miệng
Mức độ phức tạp của vấn đề răng miệng của bạn – răng hô nặng hay nhẹ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian niềng răng. Nếu răng hô nặng thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn.
Ngoài ra, nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu hay sai lệch khớp cắn thì bạn sẽ phải điều trị trước khi niềng răng. Việc này sẽ kéo dài quá trình chỉnh nha của bạn. Các vấn đề về răng miệng trong suốt quá trình niềng răng cũng có thể sẽ kéo dài thời gian điều trị của bạn.
Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
Không phải tất cả các trường hợp niềng răng hô đều bắt buộc phải nhổ răng. Bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra khuyến nghị về việc bạn có cần nhổ răng khi niềng răng hô hay không. Trong một số trường hợp bạn cần nhổ răng để có được kết quả niềng răng là tốt nhất:
- Răng của bạn mọc chen chúc, quá đông đúc và không có đủ khoảng trống để di chuyển răng.
- Răng của bạn mọc lệch và ẩn trong xương.
- Khớp cắn của bạn không đồng đều hoặc quá lớn.
Nếu hàm răng của bạn đã đủ khoảng trống (răng mọc không quá dày hoặc hàm răng thưa) để sắp xếp các răng vào đúng vị trí thì bạn không nhất thiết phải nhổ răng.
Bác sĩ kiểm tra và nhổ răng trước khi niềng răng hô
Niềng răng hô mất bao nhiêu tiền?
Tùy vào tình trạng phức tạp của răng trước khi chỉnh nha và loại khí cụ niềng răng bạn muốn sử dụng, mức giá tại DR DEE giao động từ 18 triệu đến 120 triệu đồng. Ví dụ với dịch vụ chỉnh nha mắc cài kim loại thường độ 1 mức phí là 22 triệu đồng, với dịch vụ chỉnh nha Invisalign cấp độ 3 mức phí là 90 triệu đồng.
Khi thăm khám, các bác sĩ tại DR DEE sẽ chỉ rõ cho bạn về mức độ điều trị với tình trạng răng của bạn và thông tin đến bạn về chi phí điều trị.
Quy trình niềng răng hô
Một quy trình niềng răng hô cơ bản bao gồm các bước sau:
- Khám răng và xét nghiệm: Bạn sẽ được chụp X-quang toàn bộ miệng và từng răng riêng lẻ. Bác sĩ nha khoa cũng có thể chụp ảnh khuôn mặt, răng và miệng của bạn để phân tích tình trạng răng miệng hiện tại và lập kế hoạch điều trị.
- Gắn mắc cài: Bác sĩ nha khoa sẽ dán một chất kết dính (keo) lên răng của bạn và gắn các mắc cài lên chất kết dính đó. Sau đó, bác sĩ sẽ nối dây cung qua các mắc cài và cố định dây bằng chun liên hàm. Quá trình này có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ, tuy vậy sẽ không gây cảm giác đau cho bạn.
- Điều chỉnh niềng răng: Sau khi gắn niềng răng, bạn sẽ phải đến khám lại bác sĩ nha khoa từ 4 đến 10 tuần để điều chỉnh niềng răng. Bác sĩ nha khoa sẽ thay mới hoặc căn chỉnh lại dây cung để tạo áp lực di chuyển răng vào vị trí mong muốn.
- Tháo niềng răng: Khi đã hoàn thành quá trình điều chỉnh niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ các mắc cài, dây thép và chất kết dính khỏi miệng của bạn. Bác sĩ cũng sẽ giúp bạn làm sạch răng.
- Tháo niềng và đeo hàm duy trì: Sau khi tháo niềng.
Tài liệu tham khảo:
Abbing, A., Koretsi, V., Eliades, T., & Papageorgiou, S. N. (2020). Duration of orthodontic treatment with fixed appliances in adolescents and adults: a systematic review with meta-analysis. Progress in orthodontics, 21(1), 1-11.
[1] https://www.healthline.com/health/how-long-do-braces-take#average-duration
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar