Nếu bạn đang định niềng răng mắc cài sứ, một trong những câu hỏi phổ biến nhất của bạn sẽ là: “Niềng răng mắc cài sứ mất bao lâu?“. Điều này là bởi, trong thời gian niềng mắc cài sứ, bạn sẽ phải thay đổi rất nhiều trong ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Trong bài viết này, DR DEE sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi trên và chỉ ra cho bạn những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian điều trị của bạn.
Cùng bắt đầu nhé!
Nội Dung
Niềng răng mắc cài sứ mất bao lâu?
Trung bình, điều trị chỉnh nha bằng niềng răng mắc cài sứ kéo dài khoảng 18-36 tháng. Tuy nhiên, thời gian niềng mắc cài sứ có thể dài hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào độ khó của tình trạng răng bạn.
Trong suốt quá trình niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi và điều chỉnh niềng định kỳ nhằm đảm bảo răng của bạn được nắn chỉnh đúng theo hướng vị trí mong muốn để kết quả điều trị tốt nhất.
Các giai đoạn của niềng răng mắc cài sứ
Trong quá trình niềng răng mắc cài sứ, bạn sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:
- Thăm khám và lập phác đồ điều trị: Trước khi bắt đầu điều trị, nha sĩ của bạn sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng răng của bạn, xác định liệu niềng răng mắc cài sứ có phù hợp với bạn hay không. Sau đó, nha sĩ sẽ chụp hình và chụp X-quang răng để lập kế hoạch điều trị.
- Đặt thun tách kẽ: Nếu răng bạn mọc quá khít với nhau gây khó khăn trong việc nắn chỉnh, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp tiền chỉnh nha như đặt thun tách kẽ để nong rộng khoảng cách giữa các răng. Quá trình này sẽ kéo dài trong 1 tuần.
- Gắn niềng: Bác sĩ sẽ thực hiện cố định các mắc cài lên răng bằng keo chuyên dụng. Sau đó, họ sẽ luồn dây cung vào các mắc cài và cố định chúng bằng dây thun niềng răng. Quá trình này sẽ kéo dài khoảng 90-120 phút, trong đó việc gắn mắc cài sẽ mất khoảng 10-30 phút. Nếu dùng loại mắc cài tự buộc, bạn sẽ không phải trải qua bước siết dây thun niềng răng.
- Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi niềng: Sau khi hoàn thành việc gắn niềng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc răng miệng và cách giảm đau trong suốt quá trình điều trị.
- Điều chỉnh: Trong suốt quá trình niềng răng mắc cài sứ, bạn sẽ cần đến gặp nha sĩ để điều chỉnh niềng định kỳ theo lịch tái khám. Điều này là cần thiết bbởi chúng giúp đảm bảo việc răng sẽ được nắn chỉnh dần đến vị trí mong muốn.
- Kết thúc điều trị: Sau khi việc niềng răng đạt được kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ thực hiện tháo niềng và chụp hình răng bạn để so sánh với hình ảnh trước quá trình điều trị.
Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tháo niềng răng
Thời gian tháo niềng răng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Mức độ khó của tình trạng răng: Tình trạng răng càng phức tạp, việc điều trị sẽ càng kéo dài thời gian hơn.
- Độ tuổi: Trẻ em và thanh thiếu niên thường có thời gian điều trị ngắn hơn so với người lớn. Điều này là bởi, xương hàm của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, tương đối mềm nên việc nắn chỉnh răng khá dễ dàng.
- Loại mắc cài được sử dụng: Thông thường, nắn chỉnh răng bằng loại mắc cài tự buộc sẽ giúp người niềng nhanh đạt được kết quả hơn so với phương pháp “dây thun” truyền thống. Điều này là bởi, chúng tạo áp lực ổn định hơn lên răng, giúp răng di chuyển đến vị trí mong muốn nhanh hơn.
- Mức độ tuân thủ của người niềng: Việc tuân thủ yêu cầu, dặn dò của bác sĩ và giữ vệ sinh răng miệng đúng cách là 2 quan trọng để bạn tối ưu hóa hiệu quả niềng răng, từ đó nhanh chóng được tháo niềng hơn.
- Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện kỹ thuật niềng răng chuẩn hơn, đem lại hiệu quả cao. Từ đó giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị hơn.
Sau tháo niềng răng cần lưu ý gì?
Sau khi tháo niềng răng, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để giữ cho răng của bạn duy trì vị trí đều và đẹp lâu bền sau quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Đeo hàm duy trì: Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục trong 6 tháng, chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, hãy đeo theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ đang điều trị cho bạn.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách: Sau khi tháo niềng, bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng giúp khoang miệng sạch sẽ, tránh tích tụ vi khuẩn gây hại.
- Duy trì chế độ ăn uống như khi niềng: Trong giai đoạn đầu mới tháo niềng, răng vẫn chưa ổn định ở vị trí mới hoàn toàn nên bạn cần hạn chế tối đa những món cứng, dai để tránh răng bị dịch chuyển. Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống như khi còn niềng răng với những thực phẩm mềm, dễ ăn và bổ dưỡng để vừa bảo vệ hàm răng đẹp mà không bị thiếu chất.
- Giảm đau đúng cách: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu sau khi tháo niềng, bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm đau như chườm đá, bôi giảm đau như Orajel. Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân
- Hạn chế hoạt động thể lực mạnh: Trong vòng 2-3 tuần sau khi tháo niềng, bạn nên hạn chế tham gia các hoạt động thể lực mạnh, đặc biệt là thể thao đối kháng để tránh tác động đến răng miệng vốn vẫn còn rất “non nớt”.
- Tái khám định kỳ với bác sĩ nha khoa: Bạn nên đi khám định kỳ với bác sĩ nha khoa để đảm bảo hàm răng vẫn mọc ở vị trí đẹp nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề về răng miệng phát sinh sau khi tháo niềng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được khắc phục kịp thời.
Trên đây, DR DEE đã giúp bạn biết được thời gian niềng răng mắc cài sứ bao lâu và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm được những thông tin cần thiết trước khi quyết định thực hiện dự định niềng răng trong tương lai của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị niềng mắc cài sứ uy tín, bạn có thể tìm hiểu DR DEE. Chúng tôi là đơn vị có đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm – 100% tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có chứng chỉ niềng mắc cài chuyên sâu của Ormco, OC Orthodontics và MEAW của Thái Lan sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một nụ cười đẹp chỉ trong một thời gian ngắn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar