Răng khểnh đem lại sự duyên dáng và tươi tắn mỗi khi cười. Song có nhiều trường hợp răng khểnh mọc quá cao khiến tổng thể khuôn mặt trở nên mất cân đối. Vậy răng khểnh mọc ở vị trí nào? Răng khểnh như thế nào là đẹp? Cùng tìm hiểu ngay những chia sẻ bổ ích có trong bài viết dưới đây!
Nội Dung
Răng khểnh mọc ở vị trí nào?
Răng khểnh là những răng ở vị trí số 3 mọc bị lệch khỏi cung hàm. Răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, có chức năng chính là xé thức ăn. Răng khểnh sẽ thường xuất hiện vào giai đoạn 12-13 tuổi khi hàm đang mọc răng vĩnh viễn. Thay vì mọc theo hướng thẳng đứng, răng số 3 sẽ mọc chếch ra bên ngoài từ 5-10 độ so với cung hàm. Bạn có thể dễ dàng phát hiện răng khểnh sắp mọc ở trẻ, thông qua các dấu hiệu :
- Khoảng cách răng cửa và răng hàm quá hẹp, không đủ không gian cho răng nhanh số 3
- Răng nhanh đã nhú lên khi răng sữa vẫn chưa thay
- Khung hàm hẹp bẩm sinh, không có chỗ cho sự phát triển của răng nhanh
Răng khểnh mọc như thế nào là đẹp?
Một chiếc răng khểnh mọc đẹp sẽ mang lại cho bạn nụ cười duyên dáng, sự hài hòa tổng thể khuôn mặt và dễ tạo thiện cảm với người đối diện. Răng khểnh mọc đẹp sẽ có những đặc điểm sau:
- Răng khểnh mọc không lệch quá nhiều ra bên ngoài, không dài quá hoặc nhọn quá
- Không gây cản trở đến hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Răng khểnh trắng sang
- Không tạo sự chen chúc giữa các răng ở hàm trên
Răng khểnh xấu có ảnh hưởng gì không?
Răng khểnh không phải lúc nào mọc cũng đẹp. Nhiều trường hợp răng khểnh mọc xấu khiến gương mặt kém duyên, làm bạn tự ti mỗi khi cười. Nhìn chung, trường hợp răng khểnh xấu sẽ có dấu hiệu như:
- Mọc chếch quá nhiều ra bên ngoài gây mất cân đối giữa hai hàm, làm lệch khớp cắn
- Dễ để lại cặn thức ăn thừa gây bệnh lý về răng miệng hoặc sâu răng
- Gây khó khăn trong quá trình ăn uống hàng ngày
Nhìn chung, răng khểnh mọc cũng không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi để lâu thì răng khểnh sẽ mang đến vô số những phiền toái không đáng có cho bạn. Phải kể đến:
- Các bệnh lý về răng miệng: răng khểnh mọc lệch nhiều sẽ tạo ra các tam giác, khoảng giống với răng kế bên. Tạo điều kiện cho vụn thức ăn thừa đọng lại. Để lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng.
- Răng nanh mọc lệch sẽ không thể tham gia vào quá trình ăn nhai nên sẽ làm giảm lực nhai của hàm
- Răng nanh mọc lệch sẽ gây cộm, vướng víu, khó có thể khép môi ở trạng thái nghỉ như người bình thường
- Ảnh hưởng đến khả năng nói và phát âm
Cách khắc phục răng khểnh mọc xấu
Hoàn toàn không thể phủ nhận được những tác động tiêu cực mà răng khểnh mọc xấu mang lại. Do đó, bạn cần phải tiến hành khắc phục tình trạng này ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Bọc sứ cho răng khểnh
Bọc sứ là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng mọc răng khểnh. Cách làm này mang đến hiệu quả ngay tức thì với tính thẩm mỹ cao. Song do phải mài nhỏ răng khểnh nên sẽ làm răng bị yếu đi, dễ gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt.
Niềng răng mắc cài truyền thống
Niềng răng bằng mắc cài truyền thống sẽ tạo lực ổn định giúp đưa răng khểnh vào đúng vị trí vốn có của nó. Phải mất từ 18-24 tháng mới có thể hoàn thành xong một ca niềng răng. Trong thời gian niềng, việc sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh răng miệng sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau quãng thời gian này, bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt trên hàm răng của mình.
Niềng răng bằng khay niềng trong suốt
Niềng răng trong suốt sử dụng bộ khay niềng trong suốt, thiết kế riêng cho từng khách hàng. Giải pháp này được nhiều người lựa chọn hơn cả vì có tính thẩm mỹ cao mà không ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen sinh hoạt mỗi ngày. Chính vì lý do này mà niềng răng bằng khay niềng trong suốt cho chi phí cao hơn cả.
Răng khểnh mọc ở vị trí nào? Răng khểnh mọc ở vị trí răng nanh số 3 rất dễ để quan sát bằng mắt thường. Tuy mang đến nét duyên dáng nhẹ nhàng nhưng răng khểnh lại khiến bạn gặp phải nhiều phiền phức không đáng có. Niềng răng được xem là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất để khắc phục tình trạng này. Hãy liên hệ ngay với nha khoa Dr Dee, chúng tôi sẽ thăm khám và tư vấn phương pháp hiệu quả, tiết kiệm nhất dành cho bạn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar