Chỉ tự tiêu được sử dụng để khâu vết mổ phẫu thuật hoặc vết thương bị rách to. Vậy chỉ tự tiêu màu gì? Hiện nay có những loại chỉ tự tiêu nào? Cùng tham khảo ngay những thông tin y khoa bổ ích có trong bài viết dưới đây!
Nội Dung
Tìm hiểu chỉ tự tiêu trong y khoa
Chỉ tự tiêu có thành phần chủ yếu từ protein động vật hoặc các polymer tổng hợp nên an toàn tuyệt đối với cơ thể. Sau khi vết thương đã ổn định, các enzym của tế bào sẽ giúp chỉ khâu tự tan mà không gây đau đớn, chảy máu.
Chỉ tự tiêu màu gì?
Chỉ tự tiêu dùng trong y khoa sẽ có màu kẻ, đen, tím hoặc xanh dương nhằm dễ dàng phân biệt với da thịt và các mô mềm xung quanh. Nhờ có màu sắc nổi bật này mà việc sử dụng chỉ tự tiêu khâu vết thương sẽ đơn giản, dễ dàng hơn, tránh tình trạng không buộc được chỉ hoặc cắt nhầm chỉ.
Chỉ tự tiêu gồm những loại nào?
Hiện nay có rất nhiều loại chỉ tự tiêu khác nhau, được phân chia thành 4 loại chủ yếu:
- Simple catgut: 100% thành phần là huyết thanh và collagen trong ruột của động vật. Thường được sử dụng vết thương, vết rách phụ khoa nằm sâu trong mô mềm. Nhưng không được dùng cho phẫu thuật thần kinh hoặc phẫu thuật tim mạch.
- Polydioxanone: làm từ vật liệu tổng hợp, dạng sợi đơn. Chỉ Polydioxanone dùng cho mô mềm, có thể dùng trong phẫu thuật tim của bệnh nhi.
- Polyglecaprone: làm từ vật liệu tổng hợp, dạng sợi đơn. Chỉ Polyglecaprone dùng cho vết mổ, vết rách bên ngoài, không dùng cho phẫu thuật thần kinh hoặc phẫu thuật tim mạch.
- Polyglactin: làm từ vật liệu tổng hợp, thường dùng cho vết rách trên mặt hoặc tay. Tuyệt đối không sử dụng cho phẫu thuật thần kinh hoặc phẫu thuật tim mạch.
Các trường hợp chỉ định dùng chỉ tự tiêu
Sử dụng chỉ tự tiêu nhằm mục đích hạn chế tác động vào vết thương đang lành, tránh nhiễm trùng và để lại sẹo. Thông thường chỉ tự tiêu sẽ dùng cho các vết thương ở mô mềm hoặc ở vùng ít vận động.
Ngoài ra, một số vết thương bác sĩ cũng sẽ cân nhắc sử dụng chỉ tự tiêu như:
- Vết thương ở vùng da dễ lành, vùng da có tính thẩm mỹ
- Vết thương vùng niêm mạc miệng, lưỡi
- Phẫu thuật ghép da
- Phẫu thuật mô liên kết, phẫu thuật cơ bắp bị rách
- Cắt tầng sinh môn, tầng âm đạo
- Cắt bao quy đầu
- Phẫu thuật vùng ổ bụng
Chỉ tự tiêu mất thời gian bao lâu?
Chỉ tự tiêu mất thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại phẫu thuật, độ nghiêm trọng của vết thương, vật liệu chỉ tự tiêu, độ dài chỉ tự tiêu. Thường chỉ tự tiêu sẽ tan hết chỉ sau 1-2 tuần. Song những trường hợp nặng hơn thì có thể kéo dài từ 1-2 tháng.
Chỉ tự tiêu có khả năng tự phân hủy mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên có rất ít trường hợp cơ thể từ chối hấp thụ nên chỉ tự tiêu sẽ không tan hết, dễ gây viêm nhiễm vết thương. Để phòng chỉ không tan hết, các bác sĩ sẽ nơi lỏng một chút đầu vết thương. Sau khi mô mềm co lại, mũi chỉ khâu sẽ lộ ra nên cắt chỉ dễ dàng. Do đó, sau 100 ngày mà chỉ không tan hết thì bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện cắt chỉ.
Chăm sóc vết thương khâu chỉ tự tiêu
Chỉ tự tiêu có khả năng tự hủy mà không cần bất cứ tác động bên ngoài nào. Song để hạn chế nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn thì người bệnh nên chú ý:
- Mặc quần áo kín che vết thương, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Không gây áp lực lên vết thương vì dễ làm nhiễm trùng và hở vết thương
- Chăm sóc vết thương theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Luôn giữ miệng vết thương ở trạng thái khô ráo, không bơi hoặc tắm sau 12-24 giờ đầu sau khi khâu chỉ tự tiêu
- Theo dõi các dấu hiệu cơ thể để phát hiện các bất thường như nhiễm trùng, sốt, mưng mủ, chảy máu… để có phương án xử lý kịp thời
Chỉ tự tiêu có màu gì? Chỉ tự tiêu có nhiều màu sắc khác nhau để phân biệt với mô và da thịt. Tùy thuộc vào tính chất và vị trí vết thương để lựa chọn loại chỉ tự tiêu cho thật phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về trường hợp riêng của mình. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar