Lò xo niềng răng là khí cụ sử dụng trong chỉnh nha niềng răng. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định có gắn lò xo hay không? Vậy gắn lò xo khi niềng răng để làm gì? Cùng tìm hiểu từ A – Z về lò xo niềng răng trong bài viết dưới đây!
Nội Dung
1. Lò xo niềng răng là gì?
Lò xo niềng răng được làm từ thép không gỉ, là sự nối tiếp của nhiều vòng tròn với nhau tạo thành lò xo. Kích thích khí cụ này khá nhỏ, để phù hợp với khoang miệng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật chỉnh nha. Thông thường, chỉ với niềng răng mắc cài thì mới cần phải gắn lò xo niềng răng.
2. Gắn lò xo khi niềng răng để làm gì?
Khi niềng răng, ngoài mắc cài, dây cung, dây thun cố định thì một số trường hợp sẽ được gắn thêm lò xo niềng răng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe răng miệng của mỗi người. Có người răng bị hô, có người răng bị thưa, có người răng bị mọc chen chúc với nhau. Vì vậy, trước khi gắn mắc cài, các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
Việc gắn lò xo niềng răng có tác dụng đóng khoảng cách giữa các răng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Dựa vào việc điều chỉnh lực kéo hay đẩy của lò xo, răng mọc lệch sẽ về đúng vị trí của nó trên cung hàm một cách nhanh nhất. Từ đó rút ngắn tối đa thời gian niềng răng. Sau khi đạt hiệu quả như mong muốn, các bác sĩ sẽ tiến hành tháo lò xo niềng răng ra. Đây chỉ là một trong những thủ thuật niềng răng mắc cài. Hoàn toàn không cần phải gắn lò xo trong suốt quá trình niềng răng.
3. Các loại lò xo niềng răng phổ biến hiện nay
Lò xo niềng răng giúp gắn kết các răng hàm với dây cung phía sau răng nhanh. Trong kỹ thuật chỉnh nha hiện nay có 3 dạng lò xo niềng răng phổ biến. Bao gồm:
3.1 Lò xo đẩy
Lò xo đẩy có tác dụng tạo thêm khoảng trống giữa các răng. Ban đầu lò xo sẽ ở dạng giãn ra, sau một thời gian sẽ điều chỉnh nén lại và đặt vào giữa các răng để mở rộng khoảng cách. Dạng lò xo này dựa vào tính đàn hồi của lò xo, cho dù có bị tác động lực cũng sẽ trở về hình dạng ban đầu. Do đó, khi điều chỉnh đẩy 1 răng về phía trước thì răng còn lại sẽ bị đẩy về phía sau. Nhờ vậy mà khoảng cách giữa 2 răng sẽ được mở rộng một cách tự nhiên.
3.2 Lò xo kéo
Không giống với lò xo đẩy, lò xo kéo có tác dụng đóng lại khoảng trống do răng thưa hoặc nhổ răng. Lò xo kéo sẽ được gắn vào răng hàm và kéo dãn cho tới răng nhanh. Cũng nhờ vào đặc tính có thể trở lại hình dáng ban đầu nên lò xo kéo sẽ kéo 2 răng gần nhau hơn. Nhờ vậy mà khoảng trống sẽ được đóng lại nhanh chóng, tiết kiệm đáng kể thời gian niềng răng.
3.3 Lò xo duy trì
Lò xo duy trì được kéo giãn như lò xo kéo. Tuy nhiên công dụng của nó lại duy trì khoảng trống ở hiện tại. Lúc này, thay vì đóng khoảng hở thì các bác sĩ chỉ cần nắn thẳng hàng vị trí các răng và giữ nguyên khoảng trống đó. Lò xo duy trì thường lắp ở vị trí răng 6 và răng 4, giữ nguyên khoảng trống ở răng 5 để thực hiện các thủ thuật niềng răng khác.
4. Gắn lò xo niềng răng có đau không?
Lò xo niềng răng có độ đàn hồi tốt nên rất thuận lợi để thu hẹp hay gia tăng khoảng trống giữa các răng. Dù gắn bất cứ khí cụ niềng răng nào đi chăng nữa thì trong vài ngày đầu chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức ập đến. Nhưng điều này lại chứng tỏ lò xo niềng răng đang làm rất tốt chức năng của mình. Chỉ sau khoảng 3-4 ngày, khi răng miệng đã quen với lực tác động này sẽ bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức gì nữa.
5. Thời gian đeo lò xo niềng răng bao lâu?
Tùy thuộc vào từng trường hợp của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra thời gian gắn lò xo niềng răng cụ thể. Có trường hợp chỉ gắn 4 tháng, nhưng cũng có trường hợp phải gắn tới 8 tháng. Song dù thời gian này có ngắn hay kéo dài thì bạn hoàn toàn yên tâm về kết quả nhận được sau khi kết thúc thời gian gắn lò xo niềng răng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về gắn lò xo niềng răng để làm gì? Niềng răng chỉnh nha đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề tốt, trình độ chuyên môn cao mới có thể mang lại một ca niềng răng thành công. Mọi thắc mắc của bạn đọc xin vui lòng liên hệ với nha khoa Dr Dee để được chúng tôi tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Lưỡi bị lở phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả trong 1 đêm
Jun
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? 4 vitamin cần bổ sung khi bị nhiệt miệng
Jun
5 cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà hiệu quả sau 1 ngày
Jun
Uống nước muối có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Jun
[2024] Niềng răng không mắc cài có mấy loại? Chi phí bao nhiêu
May
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi và không tái lại?
Mar
Tại sao răng bị xỉn đen? Cách khắc phục hiệu quả trong 30 phút
Mar
Nên ngậm nước muối bao lâu? Có cần rửa lại không?
Mar