Răng bị móm nhẹ khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, không đảm bảo được chức năng ăn nhai thông thường. Vậy răng bị móm nhẹ là như thế nào? Làm sao để khắc phục tình trạng răng móm nhẹ? Cùng tìm hiểu câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây!

Răng bị móm nhẹ là như thế nào?

Rất dễ để bắt gặp một trường hợp có hàm răng bị móm nhẹ. Tình trạng này xuất hiện do sự sai lệch khớp cắn khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối. Lúc này, cằm có xu hướng chìa ra phía trước, hoàn toàn có thể quan sát rõ bằng mắt thường. Theo các chuyên gia, răng bị móm nhẹ khi hàm dưới đẩy ra so với hàm trên không quá 4mm.

Răng bị móm nhẹ chủ yếu do sai lệch khớp cắn hai hàm nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai. Người bị móm thường nhai nhẹ nhàng, không tạo ra lực mạnh. Vì vậy họ cũng lười ăn và ăn ít hơn so với người khác. Bên cạnh đó, việc nhai thức ăn không kỹ cũng sẽ tác động rất nhiều đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.

Không những thế, răng móm nhẹ còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Hàm dưới bị đẩy ra so với hàm trên nên nhìn khuôn mặt sẽ dạng giống lưỡi cày. Ngay cả khi nhìn từ góc nghiêng hay góc thẳng thì khuyết điểm này vẫn luôn là sự tự ti khiến bạn ngại giao tiếp với người đối diện.

Nguyên nhẫn khiến răng bị móm nhẹ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người bị móm nhẹ hầu hết do bẩm sinh. Khi có người thân trong gia đình mang gen khiến xương hàm, răng phát triển bất bình thường thì đều có thể di truyền lại sang thế hệ sau và xuất hiện tình trạng móm.

Song một số trường hợp lại ảnh hưởng từ những thói quen xấu. Đặc biệt là ở giai đoạn đang phát triển, nếu bé thường xuyên bú bình, mút tay, ngậm núm giả thì sẽ tác động rất nhiều đến răng và xương hàm.

Cách khắc phục tình trạng răng bị móm nhẹ

Răng móm khiến bạn ngại giao tiếp và gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống. Đó chính là lý do mà bạn nên điều trị răng móm để lấy lại vẻ đẹp và nụ cười tự tin nhất cho bản thân mình. Hiện nay công nghệ chỉnh nha phát triển hoàn toàn có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này chỉ sau một thời gian ngắn.

Bọc răng sứ

Với hàm răng bị móm ở mức độ nhẹ, nhiều người đã lựa chọn giải pháp bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer. Ưu điểm của phương pháp này đó là khắc phục tình trạng móm nhẹ nhanh chóng. Hàm răng sau khi hồi phục có màu sắc và hình dáng rất đẹp. Độ bền và khả năng chịu lực được giới chuyên gia đánh giá cao.

Để bọc răng sứ, bạn cần phải tiến hành mài răng thật hiện tại của mình. Tuy nhiên, tỷ lệ mài răng sẽ được các bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nên bạn không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.

Niềng răng chỉnh nha

Niềng răng chỉnh nha có độ an toàn cao, không tác động quá nhiều đến hàm răng thật của bạn. Tùy thuộc vào phương pháp niềng mà thời gian hoàn thành điều trị sẽ kéo dài từ 18-24 tháng. Hiện nay có 2 phương pháp niềng phổ biến, đó là:

Niềng răng gắn mắc cài

Sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung chuyên dụng để tạo lực kéo di chuyển răng. Lực kéo sẽ được tạo ra liên tục, giúp răng di chuyển nhanh hơn và ổn định hơn mà lại không tác động chút nào đến xương hàm. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tới nha khoa thường xuyên để điều chỉnh khí cụ niềng răng thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Niềng răng không gắn mắc cài

Niềng răng không gắn mắc cài còn gọi là niềng răng trong suốt. Đây là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại và có tính thẩm mỹ nhất hiện nay. Phương pháp này không sử dụng hệ thống mắc cài thông thường. Thay vào đó là hệ thống khay niềng hoàn toàn trong suốt. Trung bình điều trị một ca niềng răng móm nhẹ sẽ dùng khoảng 20-60 khay niềng.

Bọc sứ hoặc niềng răng được xem là 2 giải pháp tối ưu nhất dành cho các trường hợp răng bị móm nhẹ. Khi hiểu được răng móm nhẹ là như thế nào chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận những rắc rối mà mình sẽ gặp phải trong cuộc sống. Hãy liên hệ với nha khoa Dr Dee để được chúng tôi tư vấn và tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

 

DMCA.com Protection Status